Hotline: (0258) 3813 758

MIẾU QUAN THÁNH

11/07/2018 00:00        
Đọc tin

Miếu Quan Thánh tọa lạc cạnh chợ Thành, thuộc thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

Miếu Quan Thánh do những người Việt gốc Hoa vùng Quảng Đông (Trung Quốc) sang sinh sống và làm ăn tại Diên Khánh xây dựng lên. Nơi định cư của người Hoa sớm nhất ở Diên Khánh là Thanh Minh (xã Diên Lạc), sau họ chuyển xuống khu vực Thành. Người Hoa ở thị trấn Diên Khánh đã xây dựng Hội quán Quảng Đông năm 1876 làm nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng.

Miếu được dựng lên để thờ ngài Quan Thánh /Quan Công, tên thật là Quan Vân Trường sống vào đời nhà Hán – Trung Quốc, sau khi chết, ngài đã hiển Thánh; ngoài ra, di tích còn thờ Châu Xương và Quan Bình (Châu Xương là sơn tặc được Quan Công thu phục và trở thành đồ đệ giỏi, Quan Bình là con một người bạn của Quan Công, được Quan Công nhận làm con nuôi). Tất cả những người Hoa sinh sống ở các nước họ định cư, đều lập miếu (đền) thờ Quan Thánh.

Điện thờ miếu Quan Thánh

 

Trải qua thời gian tồn tại hơn một thế kỷ, di tích được trùng tu, gia cố vào các năm: năm 1943, ngày 13 tháng 3 năm Giáp Thân (1944) do Bang trưởng bang hội Quảng Đông là ông Trình Gia Biểu đứng ra điều hành việc tu tạo và lần thứ 3 trùng tu vào ngày tốt năm Kỷ Mùi (1979); lần thứ 4 vào năm 2007.

Miếu Quan Thánh được xây dựng trên một khuôn viên với tổng diện tích là 1.644,3m2. Từ ngoài vào trong, di tích bao gồm các công trình kiến trúc sau: Tam quan, lầu vọng nguyệt, Miếu, nhà đông.


 Cửa Miếu được thiết kế bằng đá

 

Cửa Miếu được thiết kế bằng đá; miếu gồm tiền tế và chánhh điện.

Tiền tế đặt 01 ban thờ Hội đồng, nơi này dùng để đấu giá đầu heo trong những ngày tổ chức lễ hội, trên khám thờ đặt nhiều đồ từ khí chủ yếu bằng đồng, hai bên tường treo nhiều hình ảnh người trong và ngoài Bang đóng góp tôn tạo miếu. Về kiến trúc được thiết kế một gian hai chái, tường hồi bít đốc.

Chánh điện có một khám thờ lớn bằng gỗ ở chính giữa, trong đặt tượng Quan Thánh, bên hữu là ban thờ Thần tài, bên tả là ban thờ Phúc Đức. Phía ngoài khám thờ Quan Thánh có 01 ban thờ lớn trên đặt nhiều đồ từ khí, chân đèn, lư hương, đỉnh đồng…

Hàng năm Miếu Quan Thánh tổ chức cúng vào 02 dịp lớn nhất là ngày 13/01 âm lịch và ngày 13/05 âm lịch. Bên cạnh những ngày đó, miếu còn cúng vào các ngày rằm, mùng một.

Với những giá trị đặc sắc về kiến trúc, văn hóa, tín ngưỡng năm 2006, Miếu Quan Thánh được UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 1886/QĐ - UBND là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

Nguyễn Thị Thúy Hằng

 

Quét mã QR để xem vị trí di tích tại đây:

                    

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá: 1
 

Tin khác

breaker
MIẾU THANH TỰ ĐÔNG
Miếu Thanh Tự Đông thuộc xã Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Miếu Thanh Tự Đông do Tri phủ huyện Tân Định tên là Lê Kim Cảnh cùng các nhân hào thân sĩ đồng tâm xây dựng, ông cúng 6 sào đất và tiền quan để dựng đình.
MIẾU TAM TÒA
Theo dòng lịch sử, miếu Tam Tòa gắn với nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu của làng cổ Phú Lộc. Từ cuối thế kỷ XVII, người Việt từ các tỉnh miền Trung đến định cư ở vùng đất dọc hai bờ sông Cái (thuộc thị trấn Diên Khánh), sớm hình thành nên những làng xóm trù phú của người Việt.
ĐÌNH TRƯỜNG THẠNH
Đình Trường Thạnh không chỉ mang nét đẹp thẩm mỹ, nó còn ẩn chứa bên trong nhiều giá trị to lớn khác, là nơi lưu giữ các di sản vật thể và phi vật thể của làng: 05 sắc phong do vua triều Nguyễn ban, khám thờ thần, long đình, đôi lọng, bộ lỗ bộ, chiêng, trống, thanh la, nghi thức cúng, các bài văn cúng, nhạc cúng…
ĐÌNH ĐẢNH THẠNH
Đình Đảnh Thạnh tọa lạc trên một gò đất thôn Đảnh Thạnh, xã Diên Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa (xưa thuộc Trường Lộc Trung xã, tổng Trung, huyện Phước Điền, phủ Diên Khánh), nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 21km về phía Tây. Đình là nơi hội họp của nhân dân, tổ chức huấn luyện lực lượng phòng vệ, nơi diễn ra các cuộc mít tinh của Mặt trận Việt Minh kêu gọi quần chúng nổi dậy giành chính quyền.
ĐÌNH ĐẠI ĐIỀN TÂY
Đình Đại Điền Tây là nơi cất giấu vũ khí, lương thực thực phẩm và là nơi tổ chức các cuộc họp của phong trào Việt Minh bàn kế hoạch chống Pháp, thành lập đội quân du kích đánh Pháp. Đồng thời, di tích còn là nơi học tập chủ trương chính sách, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa.
MIẾU BÀ THÁNH MẪU
Miếu Bà Thánh Mẫu thuộc thôn Lạc Lợi, xã Diên Hòa, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Miếu có nhiều tên gọi khác nhau, trong đó có tên gọi gắn với truyền thuyết: xung quanh ngôi miếu có nhiều cây cổ thụ, thỉnh thoảng dân làng thấy khu vực miếu sáng rực, nhất là những đêm diễn ra lễ hội, tại miếu bà con trong vùng thấy những ánh sáng ngũ sắc từ hướng Am Chúa (Diên Điền) bay qua rồi giáng xuống chỗ miếu, sau đó bay qua Suối Đổ hoặc ngược lại, nên dân làng gọi đây là miếu Giáng, có nghĩa Thánh Mẫu Thiên Y giáng lâm vãn cảnh nơi đây.
ĐÌNH ĐẠI ĐIỀN TRUNG
Đình Đại Điền Trung thuộc thôn Đại Điền Trung 2 (Trung 2), xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Dưới triều Nguyễn, Diên Điền ngày nay là một phần của xã Đại An, phủ Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, đến đời vua Tự Đức (1848 – 1883) dân số xã Đại An tăng lên nên đã được chính quyền địa phương chia thành bốn làng (thôn) thuộc xã Đại Điền: Đại Điền Đông, Đại Điền Tây, Đại Điền Nam và Đại Điền Trung,
ĐÌNH SƠN THẠNH
Đình làng Sơn Thạnh còn có tên gọi khác là đình Lễ Thạnh. Do trước kia Đình Sơn Thạnh thuộc làng Lễ Thạnh; năm 1969, dân làng Lễ Thạnh dời lên thôn Cẩm Sơn, hai thôn Cẩm Sơn và Lễ Thạnh đổi tên thành thôn Sơn Thạnh và đình Lễ Thạnh đổi tên thành Đình Sơn Thạnh từ đó đến nay.
ĐÌNH PHƯỚC THẠNH
Theo khẩu truyền đình Phước Thạnh có từ trước khi khởi nghĩa Tây Sơn (1771 – 1795) , khoảng niên đại vào giữa thế kỷ XVIII. Ngày đó, đình được dựng lên bằng tranh tre, nứa lá để thờ bà Mẹ xứ sở -Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi và thờ Bổn Cảnh Thành Hoàng. Xưa kia, khu vực này thuộc thôn Dinh Thành, nay thuộc tổ 13, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
ĐÌNH HỘI PHƯỚC
Đình Hội Phước tọa lạc tại thôn Hội Phước, xã Diên Bình, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Kiến trúc đình làng mang dấu ấn văn hoá độc đáo và tiêu biểu cho kiến trúc truyền thống của người Việt ở Khánh Hòa. Tiền tế có kết cấu kiến trúc theo kiểu chữ “nhất” (一), gồm hai mái, mái trước và mái sau, lợp ngói xi măng. Trên bờ nóc trang trí đắp nổi hoa văn “Lưỡng long chầu nguyệt”. Ngăn cách tiền tế và chính điện là bộ cánh cửa được thiết kế theo kiểu cửa kéo, tạo một gian hai chái khá rộng rãi.