Hotline: (0258) 3813 758

 

 


Di tích Tháp Bà Ponagar mở cửa đến 21h00 vào Mùng 1 và ngày Rằm 15 (Âm lịch) hàng tháng để phục vụ Nhân dân và du khách.

Tuyên truyền quảng bá

breaker

LỄ THAY Y THÁNG 7 ÂM LỊCH TẠI DI TÍCH THÁP BÀ PONAGAR NHA TRANG

Sáng ngày 15/8 (nhằm ngày 12 tháng 7 Âm lịch), lễ thay y định kỳ tại di tích Tháp Bà Ponagar Nha Trang đã diễn ra trong không khí linh thiêng, trang trọng. Đây là nghi lễ được tổ chức định kỳ 03 lần trong năm vào tháng Giêng, tháng Ba và tháng Bảy Âm lịch. Đây là một trong những nghi thức quan trọng, thể hiện sự tôn kính của người dân đối với Thánh Mẫu Thiên Y A Na.

TRẢI NGHIỆM SẮC MÀU VĂN HÓA MỚI TẠI THÁP BÀ PONAGAR

Sau thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng, tối 4-8 (mùng 1-7 âm lịch), tại di tích Tháp Bà Ponagar, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh sẽ chính thức ra mắt chương trình tham quan, trải nghiệm dưới hình thức sân khấu hóa bán thực cảnh mang tên “Linh thiêng xứ Trầm”. Cùng với đó, chương trình “Trăng soi dáng tháp” sẽ được diễn ra vào tối 15 âm lịch hàng tháng, hứa hẹn mang đến những màu sắc văn hóa và trải nghiệm mới dành cho du khách muốn tìm hiểu, khám phá di tích Tháp Bà Ponagar về đêm.

KHAI MẠC LỄ HỘI THÁP BÀ PONAGAR NĂM 2024

Sáng 29-4 (tức ngày 21-3 Âm lịch), tại khu di tích quốc gia Tháp Bà Ponagar, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024. Đến dự, có các vị đại biểu: Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Lê Thị Thu Hằng - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh; cùng đông đảo người dân, khách hành hương, du khách trong và ngoài nước.

THẢ HOA ĐĂNG TRONG LỄ HỘI THÁP BÀ PONAGAR

Chiều tối 28-4 (tức ngày 20-3 Âm lịch), Ban tổ chức Lễ hội Tháp Bà Ponagar đã thực hiện lễ thả hoa đăng trên dòng sông Cái, đoạn đi qua di tích Tháp Bà Ponagar...

CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG TÔ HẠP

Tên gọi Tô Hạp ra đời đo lưu vực sông chảy qua địa bàn huyện Khánh Sơn có rất nhiều cây Tô Hạp, là loại cây có mủ dùng làm dược liệu nên người dân địa phương lấy tên loài cây đặt tên địa danh là Tô Hạp. Tô Hạp là thung lũng được bao bọc bởi các dãy núi chính như Đá Bia (YaBi) và Shoung Khong, YaBio… Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Tô Hạp được chọn là căn cứ cách mạng, là đại bản doanh tập trung nhiều cơ quan lớn của Tỉnh ủy Khánh Hòa, các lực lượng vũ trang của khu 5 và tỉnh Khánh Hòa.

AM CHÚA

Am Chúa là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng phụng thờ Thiên Y A Na của người Việt mà nguồn gốc là một vị nữ thần của người Chăm có tên gọi Pô Inư Nưgar (hay còn gọi là Pô Nagar) được thờ phụng tại ngôi đền Pô Nagar của Chămpa. Người Việt gọi Bà với nhiều danh xưng: Bà Chúa Tiên, Bà Chúa Ngọc, Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi, Chúa Ngọc Diễn Phi, Chúa Ngọc Tiên Nương (Chúa Tiên). Thế nhưng, tên gọi Thiên Y A Na là tên gọi gần gũi và được người dân dùng thông dụng hơn cả “bởi lẽ từ Thiên Y A Na vốn được phiên âm từ Pô Inư Negara”.

9 DI SẢN VĂN HÓA VÀ THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM

Vào hồi 17 giờ 39 phút giờ địa phương (tức 21 giờ 39 phút ngày 16/9/2023 giờ Việt Nam), tại Saudi Arabia, Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đã gõ búa thông qua hồ sơ đề cử, công nhận quần thể Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Như vậy, đến nay, Việt Nam đã có 9 di sản được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới. Trong đó, có 5 di sản văn hóa, 3 di sản thiên nhiên và 1 di sản hỗn hợp.

HỘI THI TÌM HIỂU DI SẢN VĂN HÓA

SÔI ĐỘNG HỘI THI “TÌM HIỂU DI SẢN VĂN HÓA” TỈNH KHÁNH HOÀ LẦN THỨ VI NĂM 2024

Sáng ngày 05/10/2024, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội thi tìm hiểu di sản văn hóa tỉnh Khánh Hòa lần thứ VI, năm 2024. Đến dự, có lãnh đạo một số sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh; cùng đông đảo học sinh đến từ một số trường học trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Tìm kiếm

Cải cách hành chính
Liên hệ
Văn bản pháp luật
Video

Bản đồ di tích

Góc ảnh
Liên kết web
Cục di sản
covid
Báo Khánh Hòa