Hotline: (0258) 3813 758

MIẾU THANH TỰ ĐÔNG

14/08/2018 00:00        
Đọc tin

Miếu Thanh Tự Đông thuộc xã Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

Miếu Thanh Tự Đông do Tri phủ huyện Tân Định tên là Lê Kim Cảnh cùng các nhân hào thân sĩ đồng tâm xây dựng, ông cúng 6 sào đất và tiền quan.

Ban đầu nơi đây thờ đức Khổng Tử, sau khi Văn Chỉ huyện Phước Điền được chuyển về Gò Sòng (Phước Tuy) vào năm 1895 thì các nhân hào, thân sĩ đã dựng miếu trên nền Văn chỉ cũ để thờ Ngũ Hành (sắc phong năm Khải Định thứ 2 (1917) phong tặng Ngũ Hành thần nữ).

Năm 1924, cùng với việc thờ phụng Ngũ Hành thì triều đình Nguyễn ban 01 sắc phong cho phép dân làng thờ cúng Thiên Y A Na Thánh Phi với mỹ tự là Dực Bảo Trung Hưng Thượng đẳng thần; từ đó vị thần chủ đạo trong miếu là Thiên Y A Na Thánh Phi, phía ngoài nghi môn đắp chữ  “Thánh Phi miếu”.

Tên gọi của miếu lấy theo tên gọi làng, sau này làng đổi tên, di tích cũng được thay đổi tên gọi; từ miếu Thanh Tự chuyển sang miếu Thanh Tự Đông; tên gọi đó tồn tại đến ngày nay.

Căn cứ vào các tài liệu còn lưu giữ tại Miếu thì di tích đã trải qua 6 lần trùng tu, sửa chữa:
1.Năm Thành Thái thứ 13 (1901);
2.Năm Thành thái thứ 17 (1905);
3.Năm Duy Tân thứ 3 (1909);
4.Năm Khải Định thứ 6 (1921);
5.Năm Bảo Đại thứ 5 (1930);
6.Năm 2009 trùng tu, sửa chữa có hiện trạng như hiện nay.

Miếu có kết cấu kiến trúc tương đối đơn giản như một số công trình tín ngưỡng trong tỉnh Khánh Hòa. Tiền tế được ngăn cách với chánh điện thông qua hệ thống cửa gỗ kiểu “Ván bưng”. Trong chính điện đặt 01 ban thờ, chính giữa treo bức hoành phi “Thanh Tự Miếu”  mùa Xuân năm Giáp Dần (đời vua Duy Tân).

Mặt bằng tổng thể miếu Thanh Tự Đông

 

Chính giữa chính điện là khám thờ Hội đồng, sau là khám thờ Thần, hai bên là Tả ban và Hữu ban. Khám thờ Thần đựng 03 sắc phong mà các triều vua Nguyễn ban tặng cho Miếu được phép thờ phụng Ngũ hành thần nữ và Thiên Y Thánh Mẫu, gồm:
- Sắc Khải Định năm thứ 2 (1917) phong cho Ngũ Hành thần nữ;
- Sắc Khải Định năm thứ 9 (1924) phong cho Thiên Y A Na;
- Sắc Khải Định năm thứ 9 (1924) phong cho Ngũ Hành thần nữ;

Điểm nổi bật nhất của miếu chính là các khám thờ bằng gỗ, cả ba khám thờ đều được làm bằng gỗ tốt, sơn son thếp vàng , trên các khám thờ đều khắc chìm cặp câu đối bằng chữ Hán, chạm trổ các hình hoa văn sóng nước, các đường hồi văn, “Lưỡng long chầu nguyệt”… tinh xảo, chứa đựng giá trị nghệ thuật cao.

Bên trong miếu thờ treo nhiều cặp liễn đối do các thân hào, nhân sĩ và quan lại thời bấy giờ phụng cúng như: Nguyên tự thừa Trương Bình Nguyên, Điển tư Nguyễn Trinh; Chánh đội trưởng Nguyễn Tảo.

Nhà đông là công trình kiến trúc nằm trong tổng thể miếu, có các bức hoành gỗ khắc tên tuổi những người đóng góp tu bổ, tôn tạo ngôi miếu qua các giai đoạn lịch sử. Đây được coi như hiện vật quí của di tích lịch sử ở địa phương.

Hàng năm, di tích tổ chức cúng Xuân ngày 24 và 25/2 âm lịch, cúng Thu vào ngày 24 và 25/8 âm lịch.

Năm 2010, Miếu Thanh Tự Đông được UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 3423/QĐ - UBND xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

                                                       Nguyễn Thị Thúy Hằng

 

Quét mã QR để xem vị trí di tích tại đây:

                    

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá: 1
 

Tin khác

breaker
ĐÌNH VĨNH CÁT
Đình Vĩnh Cát là một di tích có nhiều yếu tố kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu cho kiến trúc thời Nguyễn, thể hiện một cách rõ nét và sâu sắc giá trị về các mặt văn hóa, khoa học, lịch sử, nghệ thuật. Ngoài ra, đình còn bảo lưu được lễ hội văn hóa truyền thống, thể hiện nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tiêu biểu của người dân Khánh Hòa.
ĐÌNH PHÚ CỐC
Đình Phú Cốc tọa lạc tại giữa thôn Trung, xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Đình Phú Cốc là một công trình kiến trúc nghệ thuật được dựng lên để thờ Thành Hoàng làng, Bạch Mã, Tứ vị Nam Hải; Tiền hiền, Hậu hiền. Di tích nằm trên một khoảng đất tương đối bằng phẳng, rộng rãi, trên trục đường quốc lộ 39B, có diện tích là 7.065m2.
CHÙA VẠN THIỆN
Cùng với sự phát triển không ngừng của Phật giáo Việt Nam, phần đất Khánh Hòa thế kỷ XVIII có thiền sư Thiệt Diệu Liễu Quán – sư tổ phái Thiền Tông Lâm Tế miền Trung đời thứ 35, pháp đệ của ngài là Hòa thượng Thiệt Vinh - Bửu Hạnh đã theo dòng người Nam tiến Thuận Hóa đến vùng đất mới Phủ Diên Khánh lập am tranh tu hành khai sơn chùa Phụng Thùy Sơn (nay là chùa Vạn Thiện).
ĐÌNH PHÚ ÂN NAM
Đình Phú Ân là ngôi đình còn lưu giữ được những kết cấu kiến trúc ban đầu của ngôi đình cổ trên đất Khánh Hòa. Tiền tế và chánh điện liên kết với nhau, chánh điện lưu giữ nhiều hoành phi, câu đối, thiết bản, sắc phong. Chính giữa đặt ban thờ Hội đồng, sau có Ban thờ Thần, khám thờ được sơn son thiếp vàng, mái khám trạm trổ hình lưỡng long tranh châu, hai bên thờ Tả ban liệt vị và Hữu ban liệt vị.
CHÙA PHƯỚC LÂM
Chùa Phước Lâm thuộc thôn Phước Tuy, xã Diên Phước, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Di tích chùa Phước Lâm có giá trị lịch sử cách mạng tiêu biểu của huyện Diên Khánh, đồng thời chùa là nơi sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của nhân dân. Hàng năm, chùa tổ chức cúng lớn vào các ngày: Lễ Phật Đản (15/4) và lễ Vu Lan (15/7) âm lịch
MIẾU TAM TÒA
Theo dòng lịch sử, miếu Tam Tòa gắn với nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu của làng cổ Phú Lộc. Từ cuối thế kỷ XVII, người Việt từ các tỉnh miền Trung đến định cư ở vùng đất dọc hai bờ sông Cái (thuộc thị trấn Diên Khánh), sớm hình thành nên những làng xóm trù phú của người Việt.
ĐÌNH TRƯỜNG THẠNH
Đình Trường Thạnh không chỉ mang nét đẹp thẩm mỹ, nó còn ẩn chứa bên trong nhiều giá trị to lớn khác, là nơi lưu giữ các di sản vật thể và phi vật thể của làng: 05 sắc phong do vua triều Nguyễn ban, khám thờ thần, long đình, đôi lọng, bộ lỗ bộ, chiêng, trống, thanh la, nghi thức cúng, các bài văn cúng, nhạc cúng…
ĐÌNH ĐẢNH THẠNH
Đình Đảnh Thạnh tọa lạc trên một gò đất thôn Đảnh Thạnh, xã Diên Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa (xưa thuộc Trường Lộc Trung xã, tổng Trung, huyện Phước Điền, phủ Diên Khánh), nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 21km về phía Tây. Đình là nơi hội họp của nhân dân, tổ chức huấn luyện lực lượng phòng vệ, nơi diễn ra các cuộc mít tinh của Mặt trận Việt Minh kêu gọi quần chúng nổi dậy giành chính quyền.
MIẾU QUAN THÁNH
Miếu Quan Thánh do những người Việt gốc Hoa vùng Quảng Đông (Trung Quốc) sang sinh sống và làm ăn tại Diên Khánh xây dựng lên. Nơi định cư của người Hoa sớm nhất ở Diên Khánh là Thanh Minh (xã Diên Lạc), sau họ chuyển xuống khu vực Thành.
ĐÌNH ĐẠI ĐIỀN TÂY
Đình Đại Điền Tây là nơi cất giấu vũ khí, lương thực thực phẩm và là nơi tổ chức các cuộc họp của phong trào Việt Minh bàn kế hoạch chống Pháp, thành lập đội quân du kích đánh Pháp. Đồng thời, di tích còn là nơi học tập chủ trương chính sách, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa.