Hotline: (0258) 3813 758

ĐÌNH PHÚ CỐC

15/08/2018 00:00        
Đọc tin

Đình Phú Cốc tọa lạc tại giữa thôn Trung, xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

Theo truyền khẩu của các vị hào lão trong làng, di tích đã qua hơn hai thế kỷ tồn tại với khí hậu khắc nghiệt lắm nắng, nhiều mưa của địa hình Nam Trung bộ, đồng thời xã Diên Lâm là xã thuộc địa bàn huyện Diên Khánh; do địa hình giáp với huyện miền núi Khánh Vĩnh, có nhiều núi đồi, rừng cây rậm rạp thuận tiện cho việc hoạt động cách mạng nên trong thời kỳ chiến tranh chịu sự tàn phá ác liệt nhất của kẻ thù. Sau khi giải phóng đất nước, đình làng bị hư hỏng nghiêm trọng, các cột, kèo, vì, xà… đã không còn khả năng để phục hồi lại được. Vì lẽ đó, được sự đồng ý của chính quyền địa phương, nhân dân trong làng đã chung tay, góp sức xây mới lại ngôi đình bên cạnh nền đình cũ đã đổ nát. Lần xây dựng mới này được tiến hành vào năm 2002.

Đình Phú Cốc là một công trình kiến trúc nghệ thuật được dựng lên để thờ Thành Hoàng làng, Bạch Mã, Tứ vị Nam Hải; Tiền hiền, Hậu hiền.

Đình hiện lưu giữ được 10 sắc phong do các vua triều Nguyễn ban tặng trong đó 05 sắc phong cho Thần Bạch Mã, 04 sắc cho Tứ vị Nam Hải, 01 sắc cho Bản cảnh Thành Hoàng.
- Sắc Tự Đức năm thứ 5 (1852) phong cho Bản cảnh Thành Hoàng;
- Sắc Tự Đức 5 (1852) phong cho Đại càn Quốc gia Nam Hải Tứ vị Thánh nương;
- Sắc Tự Đức năm thứ 5 (1852) phong cho Bạch Mã
- Sắc Tự Đức năm thứ 33 (1880) phong cho Bản cảnh Thành Hoàng
- Sắc Tự Đức năm thứ 33 (1880) phong cho Đại càn Quốc gia Nam Hải Tứ vị Thánh nương
- Sắc Tự Đức năm thứ 33 (1880) phong cho Bạch Mã;
- Sắc Đồng Khánh năm thứ  2(1886)  phong cho cho Đại càn Quốc gia Nam Hải Tứ vị Thánh nương:
- Sắc Duy Tân năm thứ 3 (1909) phong cho cho Đại càn Quốc gia Nam Hải Tứ vị Thánh nương;
- Sắc Duy Tân năm thứ 3 (1909) phong cho Bản cảnh Thành Hoàng;
- Sắc Khải Định năm thứ  9 (1924) phối thờ Bản cảnh Thành Hoàng và Bạch Mã.

Di tích nằm trên một khoảng đất tương đối bằng phẳng, rộng rãi, trên trục đường quốc lộ 39B, có diện tích là 7.065m2.

Chính điện có cổ lầu 2 tầng 8 mái, trên 4 mái của cổ lầu đắp nổi hình rồng, đỉnh đắp nổi hình mặt trời, các mặt của cổ lầu được trang trí hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn giao tranh với quân Nguyễn Ánh. Chính điện có hai cột lớn hình tròn bằng vôi, xi măng đắp hình rồng cuốn xung quanh.

Chính giữa là ban thờ Thần, Trên đặt 01 khám thờ bằng gỗ trang trí hình “Lưỡng long chầu nguyệt”. Hai bên là ban thờ Tả ban và Hữu ban, trên đắp cặp câu đối ca ngợi công đức Thánh Thần:

                      Ơn Thánh nguy nga cao đất Bắc
                      Oai Thần hiển hách chiếu trời Nam.

Trước năm 1945, đình Phú Cốc là nơi luyện tập quân sự của xã để chuẩn bị chiến đấu, đây cũng là nơi thường xuyên cán bộ hội họp, bàn bạc xây dựng lực lượng giành chính quyền.

Trong giai đoạn chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đình là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử của địa phương. Năm 1960, tại đình Phú Cốc diễn ra trận phục kích của quân ta khiến cho quân ngụy bị thương và chết  nhiều, quân ta hy sinh 01 thiếu úy tên là Phan Lạng - người địa phương.

Từ 1954 – 1975, đình là địa điểm hội họp và dừng chân, nghỉ tạm của cán bộ, bộ đội, dân quân trước khi về căn cứ Đồng Găng, vì đình có địa thế thuận lợi để trú quân.

Hàng năm, đình Phú Cốc được tổ chức cúng vào mùa Xuân, ngày mồng 10/3 âm lịch.

Ghi nhận những giá trị tiêu biểu về lịch sử - văn hóa của di tích, năm 2007 đình Phú Cốc được UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 2018 QĐ/ UBND xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

                                                                                                                               Nguyễn Thị Thúy Hằng 

Quét mã QR để xem vị trí di tích tại đây:

                    

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá: 1
 

Tin khác

breaker
ĐÌNH PHÚ LỘC
Đình Phú Lộc tọa lạc tại thôn Phú Lộc Tây 1, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Đình Phú Lộc quay theo hướng Nam, tọa lạc trên một khu đất cao nằm ở giữa khóm Phú Lộc Tây, có tổng diện tích là có diện tích 1.143,1m2. Từ ngoài vào trong đình Phú Lộc có mặt bằng tổng thể kiến trúc như sau: Nghi môn, án phong, đại đình, miếu Âm Linh.
ĐÌNH HỘI XƯƠNG
Đình Hội Xương là ngôi đình tiêu biểu ở huyện Diên Khánh có kiến trúc truyền thống, hệ thống cửa với cấu trúc “thượng song hạ bản”, kết cấu các vì kèo với cột trụ, mái ngói tạo nét đẹp cổ kính, trang nghiêm; hệ thống cửa có nhiều trang trí mỹ thuật mang giá trị nghệ thuật cao như các hình tứ Linh (Long, Lân, Quy, Phụng) và tứ Quý (Tùng, Cúc, Trúc, Mai).
ĐÌNH AN NINH
Đình An Ninh tọa lạc thôn An Ninh, Xã Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Đại đình thiết kế kiểu chữ nhị, tiền tế và chánh điện không ngăn cách nhau mà nối liền. Cũng giống như các công trình kiến trúc thờ phụng đình, miếu tại Khánh Hòa, chánh điện có ban thờ Hội Đồng, phía trong là ban thờ Thần, hai bên có ban thờ Tả ban và Hữu ban.
MIẾU CỔ CHI
Miếu Cổ Chi tọa lạc ở Tổ dân phố số 12, khóm Phú Lộc Tây, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Miếu được dựng lên để thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu, Ngũ hành, Bản cảnh Thành Hoàng, Tiền hiền và Tiền bối. Năm 1958, hai ông Trần Gia, Trần Chiểu (Nguyễn Đông) hiến 1 mẫu 5 sào cho miếu.
ĐÌNH VĨNH CÁT
Đình Vĩnh Cát là một di tích có nhiều yếu tố kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu cho kiến trúc thời Nguyễn, thể hiện một cách rõ nét và sâu sắc giá trị về các mặt văn hóa, khoa học, lịch sử, nghệ thuật. Ngoài ra, đình còn bảo lưu được lễ hội văn hóa truyền thống, thể hiện nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tiêu biểu của người dân Khánh Hòa.
MIẾU THANH TỰ ĐÔNG
Miếu Thanh Tự Đông thuộc xã Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Miếu Thanh Tự Đông do Tri phủ huyện Tân Định tên là Lê Kim Cảnh cùng các nhân hào thân sĩ đồng tâm xây dựng, ông cúng 6 sào đất và tiền quan để dựng đình.
CHÙA VẠN THIỆN
Cùng với sự phát triển không ngừng của Phật giáo Việt Nam, phần đất Khánh Hòa thế kỷ XVIII có thiền sư Thiệt Diệu Liễu Quán – sư tổ phái Thiền Tông Lâm Tế miền Trung đời thứ 35, pháp đệ của ngài là Hòa thượng Thiệt Vinh - Bửu Hạnh đã theo dòng người Nam tiến Thuận Hóa đến vùng đất mới Phủ Diên Khánh lập am tranh tu hành khai sơn chùa Phụng Thùy Sơn (nay là chùa Vạn Thiện).
ĐÌNH PHÚ ÂN NAM
Đình Phú Ân là ngôi đình còn lưu giữ được những kết cấu kiến trúc ban đầu của ngôi đình cổ trên đất Khánh Hòa. Tiền tế và chánh điện liên kết với nhau, chánh điện lưu giữ nhiều hoành phi, câu đối, thiết bản, sắc phong. Chính giữa đặt ban thờ Hội đồng, sau có Ban thờ Thần, khám thờ được sơn son thiếp vàng, mái khám trạm trổ hình lưỡng long tranh châu, hai bên thờ Tả ban liệt vị và Hữu ban liệt vị.
CHÙA PHƯỚC LÂM
Chùa Phước Lâm thuộc thôn Phước Tuy, xã Diên Phước, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Di tích chùa Phước Lâm có giá trị lịch sử cách mạng tiêu biểu của huyện Diên Khánh, đồng thời chùa là nơi sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của nhân dân. Hàng năm, chùa tổ chức cúng lớn vào các ngày: Lễ Phật Đản (15/4) và lễ Vu Lan (15/7) âm lịch
MIẾU TAM TÒA
Theo dòng lịch sử, miếu Tam Tòa gắn với nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu của làng cổ Phú Lộc. Từ cuối thế kỷ XVII, người Việt từ các tỉnh miền Trung đến định cư ở vùng đất dọc hai bờ sông Cái (thuộc thị trấn Diên Khánh), sớm hình thành nên những làng xóm trù phú của người Việt.