Hotline: (0258) 3813 758

ĐÌNH PHÚ LỘC

01/07/2019 00:00        
Đọc tin

Đình Phú Lộc tọa lạc tại thôn Phú Lộc Tây 1, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

Theo lời truyền khẩu của các hào lão: Ông Huỳnh Tấn Lộc (1710-1850) là người chỉ huy một cánh quân của vua Quang Trung trong phong trào Tây Sơn, sau khi đánh thắng quân Xiêm, ông ở lại Thành Diên Khánh. Sau đó ông đến vùng phía Bắc sông Cái khai hoang, lập làng và đặt tên và đặt tên là "Phú lũy, phú lộc xã". Ông đứng ra dựng ngôi đình cho làng, khi mới dựng lên, đình được làm bằng mái tranh, vách lá, chỉ có cột bằng gỗ và đặt tên là đình Phú Lộc. như vậy đình được khởi dựng khoảng cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XX.

Năm 1926, cụ Huỳnh Tấn Hượt (cháu nội của ông Huỳnh Tấn Lộc) cùng nhân dân trong làng tu bổ lại ngôi đình bằng vật liệu bền vững xây tường bằng gạch, mái lợp ngói.

Năm 1946, đình Phú Lộc bị thực dân Pháp đốt cháy, đến năm 1957 nhân dân xây dựng lại ngôi đình trên nền cũ và tồn tại cho đến ngày nay.

Từ năm 1946 đến nay đình Phú Lộc tải qua 05 lần tu bổ:
- Năm 1990, tu bổ nghi môn và xây dựng mới án phong;
- Năm 1998, thay thế rui, mè, lợp ngói và sơn lại toàn bộ ngôi đình;
- Năm 2000, xay dựng hai bức tường bên trái và bên phải đình;
- Năm 2002, tu bổ nhà trù;
- Năm 2004, tu bộ 03 bộ cửa miếu Tiền hiền.

Hiện nay, đình Phú Lộc còn lưu giữ được 01 Tiểu hồng chung đúc vào năm 1930: " Minh hương xã – Cựu lý trưởng Hứa Khắc Hà phụng cúng – Hoàng triều Bảo Đại ngũ niên trọng thu cát nhật tạo", chuông được làm vào ngày tốt giữa mùa thu năm Bảo Đại thứ 5 (1930). Đình Phú Lộc hiện còn lưu giữ được 14 sắc phong của các đời vua triều Nguyễn ban, gồm:
- Sắc phong Tự Đức năm thứ 5 (1852) ban cho thần Bổn Cảnh Thành Hoàng;
- Sắc phong Tự Đức năm thứ 5 (1852) ban cho Đại Càn Quốc gia Nam Hải;
- Sắc phong Tự Đức năm thứ 33 (1880) ban cho Đại Càn Quốc gia Nam Hải;
- Sắc phong Tự Đức năm thứ 33 (1880) ban cho thần Bổn Cảnh Thành Hoàng;
- Sắc phong Đồng Khánh năm thứ 2 (1887) ban cho thần Bổn Cảnh Thành Hoàng;
- Sắc phong Đồng Khánh năm thứ 2 (1887) ban cho Đại Càn Quốc gia Nam Hải;
- Sắc Phong Duy Tân năm thứ 3 (1909) ban cho thần Bổn Cảnh Thành Hoàng;
- Sắc Phong Duy Tân năm thứ 3 (1909) ban cho Đại Càn Quốc gia Nam Hải;
- Sắc Phong Khải Định năm thứ 2 (1917) ban cho Thiên Y A Na;
- Sắc Phong Khải Định năm thứ 2 (1917) ban cho Thanh Linh Thuần Đức;
- Sắc Phong Khải Định năm thứ 2 (1917) ban cho Ngũ Hành Thần Nữ;
- Sắc phong vua Khải Định thứ 2 (1917) ban cho Bạch Mã Thái Giám;
- Sắc phong vua Khải Định thứ 9 (1924) ban cho Bạch Mã Thái Giám và Thanh Linh Thuần Đức;
- Sắc phong vua Khải Định thứ 9 (1924) ban cho Thiên Y A Na, Ngũ Hành Thần Nữ và Đại Càn Quốc Gia Nam Hải.

Đình Phú Lộc thờ Thành Hoàng, Thiên Y A Na, Đại Càn Quốc Gia Nam Hải, Ngũ Hành Thần Nữ, Bạch Mã Thái Giám, Thanh Linh Thuần Đức, Tiền hiền là ông Huỳnh Tấn Lộc và các vị Tiền bối, Hậu bối.

                                                                                                                                               Đình Phú Lộc

Đình Phú Lộc quay theo hướng Nam, tọa lạc trên một khu đất cao nằm ở giữa khóm Phú Lộc Tây, có tổng diện tích là có diện tích 1.143,1m2. Từ ngoài vào trong đình Phú Lộc có mặt bằng tổng thể kiến trúc như sau: Nghi môn, án phong, đại đình, miếu Âm Linh.

Tiền tế có hệ mái lợp ngói tây, trên hệ mái trang trí hoa văn "Lưỡng long chầu nguyệt". Chính điện có kết cấu kiến trúc gồm hai tầng mái, mỗi tầng có bốn mái, gồm hai mái trước, sau và hai mái hồi hai bên. Cổ lầu được xây bằng gạch và vẽ trang trí cây cối, hoa lá, phong cảnh thiên nhiên, trên bờ nóc đắp "Lưỡng long chầu nguyệt".

Hàng năm, lễ hội đình Phú Lộc tổ chức lễ hội vào ngày 10/02 âm lịch theo nghi thức truyền thống của địa phương. Đình Phú Lộc là một trong những địa điểm mà Ủy ban Việt Minh phủ Diên Khánh đã tập hợp đông đảo quần chúng, biểu dương lực lượng và tuyên truyền về ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

Năm 2005, đình Phú Lộc được UBND tỉnh Khánh Hòa xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 2337/ QĐ-UBND.

Bá Trung Toản

Quét mã QR để xem vị trí di tích tại đây:

                     

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá: 1
 

Tin khác

breaker
MIẾU BÀ THIÊN Y A NA
Miếu Bà Thiên Y A Na tọa lạc tại thôn Đại Điền Đông II, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà. Miếu Bà Thiên Y A Na quay theo hướng Tây Nam. Từ ngoài vào trong miếu gồm các hạng mục công trình kiến trúc như sau: Nghi môn, trụ cờ, án phong, miếu Thiên Y A Na, miếu Ngũ Hành, miếu Sơn lâm, nhà trù.
TRƯỜNG PHỦ DIÊN KHÁNH
Trường Phủ Diên Khánh tọa lạc tại thôn Phú Ân Nam 1, xã Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Năm 1922, trường Tiểu học Pháp – Việt được xây dựng tại Diên Khánh và còn có tên gọi là Trường Phủ Diên Khánh. Từ năm 1935-1936, đổi thành trường Tiểu học Diên Khánh (École primaire Diên Khánh). Đến năm 1989, đổi tên là trường tiểu học Diên An I cho đến nay.
MIẾU CÂY GẠO
Ngoài tên gọi trên, miếu Cây Gạo còn được biết đến qua danh xưng miếu Ấp Phật Tỉnh. Tên gọi hiện nay xuất phát từ việc phía sau miếu có cây gạo rất to và linh thiêng nên dân gian gọi là miếu Cây Gạo, gọi mãi thành thói quen, trở thành tên gọi chính thức và được ghi vào sắc phong, tồn tại đến ngày nay.
ĐÌNH ĐẠI ĐIỀN NAM
Đình Đại Điền Nam tọa lạc tại thôn Đại Điền Nam 2, xã Diên Sơn, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Đình Đại Điền Nam quay theo hướng Đông, tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng có diện tích 1.600m2. Từ ngoài vào trong đình Đại Điền Nam có bố cục mặt bằng tổng thể như sau: Nghi môn, án phong, trụ cờ, đại đình, miếu Tiền hiền, miếu Bà, miếu Sơn Lâm, nhà đông.
ĐÌNH ĐẠI ĐIỀN ĐÔNG
Đình Đại Điền Đông mở hội khoảng 02 ngày trong tháng 3 âm lịch hàng năm; ngày, giờ tổ chức được chọn theo năm chứ không có lệ. Sau phần lễ có phần hội tổ chức các trò chơi dân gian: nhảy bao bố, đổ nước vào chai, kéo co… Ngoài ra, tháng 11 âm lịch đình tổ chức cúng Thượng điền (gác cày).
ĐÌNH HỘI XƯƠNG
Đình Hội Xương là ngôi đình tiêu biểu ở huyện Diên Khánh có kiến trúc truyền thống, hệ thống cửa với cấu trúc “thượng song hạ bản”, kết cấu các vì kèo với cột trụ, mái ngói tạo nét đẹp cổ kính, trang nghiêm; hệ thống cửa có nhiều trang trí mỹ thuật mang giá trị nghệ thuật cao như các hình tứ Linh (Long, Lân, Quy, Phụng) và tứ Quý (Tùng, Cúc, Trúc, Mai).
ĐÌNH AN NINH
Đình An Ninh tọa lạc thôn An Ninh, Xã Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Đại đình thiết kế kiểu chữ nhị, tiền tế và chánh điện không ngăn cách nhau mà nối liền. Cũng giống như các công trình kiến trúc thờ phụng đình, miếu tại Khánh Hòa, chánh điện có ban thờ Hội Đồng, phía trong là ban thờ Thần, hai bên có ban thờ Tả ban và Hữu ban.
MIẾU CỔ CHI
Miếu Cổ Chi tọa lạc ở Tổ dân phố số 12, khóm Phú Lộc Tây, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Miếu được dựng lên để thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu, Ngũ hành, Bản cảnh Thành Hoàng, Tiền hiền và Tiền bối. Năm 1958, hai ông Trần Gia, Trần Chiểu (Nguyễn Đông) hiến 1 mẫu 5 sào cho miếu.
ĐÌNH VĨNH CÁT
Đình Vĩnh Cát là một di tích có nhiều yếu tố kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu cho kiến trúc thời Nguyễn, thể hiện một cách rõ nét và sâu sắc giá trị về các mặt văn hóa, khoa học, lịch sử, nghệ thuật. Ngoài ra, đình còn bảo lưu được lễ hội văn hóa truyền thống, thể hiện nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tiêu biểu của người dân Khánh Hòa.
ĐÌNH PHÚ CỐC
Đình Phú Cốc tọa lạc tại giữa thôn Trung, xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Đình Phú Cốc là một công trình kiến trúc nghệ thuật được dựng lên để thờ Thành Hoàng làng, Bạch Mã, Tứ vị Nam Hải; Tiền hiền, Hậu hiền. Di tích nằm trên một khoảng đất tương đối bằng phẳng, rộng rãi, trên trục đường quốc lộ 39B, có diện tích là 7.065m2.