Hotline: (0258) 3813 758

ĐÌNH CƯ THẠNH

25/09/2019 00:00        
Đọc tin

Đình Cư Thạnh tọa lạc tại thôn Cư Thạnh, xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

Đình Cư Thạnh được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX, để thờ Bản Cảnh Thành Hoàng, Phấn Nhĩ Qủy Vương, Thiên Y A Na, Tiền hiền, Sơn Lâm chúa tướng, âm hồn. Lúc mới lập, đình có mặt tiền quay về hướng Nam, được làm bằng các loại vật liệu rất đơn sơ như tranh tre, nứa lá, vách đất. Do vật liệu không bền cộng với sự khắc nghiệt của thời tiết và ảnh hưởng của chiến tranh nên từ khi xây dựng đến nay, đình Cư Thạnh qua nhiều lần tu bổ: 1971, 1993, 1996, 2002.

Hiện tại, đình Cư Thạnh còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị như bộ binh khí, bộ ngũ sự...đặc biệt là 04 sắc phong của các vua triều Nguyễn ban tặng, gồm:
+ Triều vua Thành Thái năm thứ 2 (1890) phong cho Thành Hoàng;
+ Triều vua Duy Tân năm thứ 3 (1909) phong cho Thành Hoàng;
+ Triều vua Khải Định năm thứ 9 (1924) phong cho Thành Hoàng;
+ Triều vua Khải Định năm thứ 9 (1924) phong cho Phấn Nhĩ Qủy Vương.

Chính điện đình Cư Thạnh

 

Đình Cư Thạnh tọa lạc trên khuôn viên có tổng diện tích 1.154,4m2, mặt tiền quay về hướng Bắc, thế đất “tựa sơn, hướng thủy” (lưng tựa núi, mặt hướng sông), lấy sông Kinh làm minh đường và núi Bùng Binh làm hậu chẩm. Điểm nhấn trong kiến trúc đình Cư Thạnh là hệ thống phù điêu, đắp nổi trên tường và hệ mái với các linh vật như dơi, nghê...hay “Lưỡng long chầu nguyệt” (đắp nổi ở bờ nóc và phù điêu trên tường trong Chính điện).

Miếu Tiền hiền trong khuôn viên đình Cư Thạnh

 

Từ ngoài vào trong, đình Cư Thạnh có các hạng mục công trình như sau: Nghi môn, Án phong, Tiền tế-Chính điện, miếu Bà (thờ Phấn Nhĩ Qủy Vương và Thiên Y A Na), miếu Tiền hiền, thủ kỳ Sơn Lâm, miếu Thanh minh và nhà Đông.

Hằng năm, đình Cư Thạnh tổ chức lễ hội vào mùa Xuân, diễn ra trong 2 ngày (19 và 20/02 Âm lịch). Thường lệ, tam niên đáo lệ đình tổ chức đại lễ (có hát Bội) 1 lần, kéo dài trong thời gian 4 ngày. Lễ hội đình làng thường được tổ chức vào thời điểm đầu năm hoặc sau khi thu hoạch mùa vụ, đây là khoảng thời gian bà con nông nhàn và có thể gặp gỡ nhau, vui chơi sau những ngày lao động vất vả. Vì vậy, bên cạnh việc bày tỏ ước nguyện của mình lên thần linh, lễ hội đình làng còn thể hiện tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng thông qua việc cùng chung tay lo cho ngày lễ hội hay tham gia các trò chơi dân gian.

Ngày 21/02/2014, UBND tỉnh Khánh Hòa xếp hạng đình Cư Thạnh là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 404/QĐ-CT.UBND.

 Trần Thị Thanh Loan

Quét mã QR để xem vị trí di tích tại đây:

                    

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá:
 

Tin khác

breaker
ĐÌNH VÕ KIỆN
Đình làng Võ Kiện trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cũng là nơi lưu dấu nhiều sự kiện lịch sử. Ngôi đình là nơi hội họp của nhân dân, tổ chức huấn luyện lực lượng phòng vệ, nơi diễn ra các cuộc mít tinh của mặt trận Việt Minh kêu gọi quần chúng nổi dậy giành chính quyền ở làng xã, huyện lỵ.
ĐỀN THỜ THÁI TỬ
Đền thờ Thái Tử là một tiểu đình, mái ngói, cột sàn tứ diện thông phong đứng che một tảng đá trên một đống đá tự nhiên. Xung quanh gồm có từ khí, từ vật là một bàn cờ bằng đá có đủ bộ, con cờ cũng bằng đá, một đôi hài bằng đá và một bộ cối chày đá và nơi đây được truyền tụng là rất linh thiêng.
ĐÌNH AN ĐỊNH
Di tích tọa lạc tại thôn An Định, xã Diên Phước, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa (xưa thuộc An Định xã, tổng Thượng, huyện Phước Điền, phủ Diên Khánh).
MIẾU QUAN THÁNH HẢI NAM
Miếu Quan Thánh Hải Nam tọa lạc tại số 78 đường Trần Qúy Cáp thuộc tổ dân phố 2, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà. Người Hoa có nguồn gốc ở các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu và Hải Nam di cư đến các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam Bộ của Việt Nam để sinh sống và trở thành một tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã hơn 300 năm.
CHÙA THIÊN BỬU
Chùa tọa lạc tại thôn Điềm Tịnh, xã Ninh Phụng, Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Chùa còn có một số tên gọi khác như: chùa Kỳ Lân, chùa Điềm Tịnh, chùa Thiên Bửu Thượng, Tổ đình Thiên Bửu. Sở dĩ có tên Thiên Bửu Thượng, Thiên Bửu Hạ vì chùa Thiên Bửu ở làng Điềm Tịnh được khai sơn trước nên người dân gọi là Thiên Bửu Thượng, ngôi chùa Thiên Bửu Hạ ở xã Ninh Bình.
TRƯỜNG PHỦ DIÊN KHÁNH
Trường Phủ Diên Khánh tọa lạc tại thôn Phú Ân Nam 1, xã Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Trường Phủ là cơ sở giáo dục của phủ Diên Khánh, đã trải qua nhiều thế hệ thầy cô giáo và học sinh. Lúc bấy giờ có thầy giáo Hoàng Văn Hai là đảng viên đã tuyên truyền, vận động một số trợ giáo tham gia vào Mặt trận Việt Minh.
MIẾU CÂY GẠO
Ngoài tên gọi trên, miếu Cây Gạo còn được biết đến qua danh xưng miếu Ấp Phật Tỉnh. Tên gọi hiện nay xuất phát từ việc phía sau miếu có cây gạo rất to và linh thiêng nên dân gian gọi là miếu Cây Gạo, gọi mãi thành thói quen, trở thành tên gọi chính thức và được ghi vào sắc phong, tồn tại đến ngày nay.
ĐÌNH TRUNG DÕNG
Đình Trung Dõng tọa lạc tại thôn Trung Dõng, xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Thuở mới khai hoang lập làng, làng Trung Dõng có tên là Trung An xã phụ lũy (xứ Cây Chua, Cổ Chi) thuộc tổng Hạ, huyện Quảng Phước, phủ Bình Hòa, tỉnh Khánh Hòa[1]. Dựa vào sắc phong, ta có thể đoán định niên đại đình Trung Dõng là vào đầu thế kỷ XIX, lúc đó có danh xưng là đình Trung An. Đến triều vua Tự Đức năm thứ 33 (1880), di tích có tên đình Trung Dõng và được giữ nguyên từ đó đến nay.
ĐÌNH THỦY TRIỀU
Đình Thủy Triều nằm trong không gian cảnh quan phù hợp với công trình văn hóa tín ngưỡng, dưới tán cây Me cổ thụ vài trăm năm tuổi, phía trước là đầm Thủy Triều. Bố cục mặt bằng các hạng mục công trình kiến trúc của Đình được dàn trải theo chiều rộng gồm: Nghi môn, Án phong, Võ ca, sân Đình, miếu Tiền Hiền, miếu Sơn Lâm, miếu Thanh Minh, Tiền tế, Chính điện.
ĐÌNH TÂN MỸ
Đình Tân Mỹ là một công trình tôn giáo, tín ngưỡng mang nhiều giá trị lịch sử - văn hóa to lớn, ngoài các hoa văn, kiến trúc tiêu biểu của đình làng, còn có các tư liệu, các di vật, cổ vật như: giá trống, trống, giá chiêng, chiêng cổ, long đình, hai bộ bát bửu, tấm bảng vàng khắc ghi những người đứng ra trông nom xây dựng đình, câu đố...