Hotline: (0258) 3813 758

MIẾU THIÊN HẬU HẢI NAM

16/08/2018 00:00        
Đọc tin

Miếu Thiên Hậu Hải Nam thuộc phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Lịch sử di dân với số lượng đông người từ Trung Quốc sang Việt Nam bắt đầu từ thế kỷ 16, 17 đã mở đường cho các dịch vụ thương mại của người Hoa ở tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu và Hải Nam - Trung Quốc đến các tỉnh Nam Trung Bộ và các vùng Nam Bộ của Việt Nam.

Miếu Thiên Hậu Hải Nam do những người Việt gốc Hoa vùng Hải Nam sang sinh sống và làm ăn tại Vĩnh Điềm xây dựng lên để thờ bà Thiên Hậu. Dưới thời Nguyễn khu vực này thuộc thôn Đông An, xã Vĩnh An, tổng Xương Hà, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh, trấn Bình Hòa.

Theo học giả Vương Hồng Sển thì bà có tên là My Châu, thuộc Bồ Dương (Phước Kiến), sinh ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thân (1044), đời vua Tống Nhân Tông. Sau đó, tám tuổi Bà biết đọc, mười một tuổi Bà tu theo Phật giáo. Mười ba tuổi Bà thọ lãnh thiên thơ: thần võ y xuống cho một bộ “Nguyên vị bí quyết” và Bà tìm được dưới giếng lạn một xấp cổ thư khác, rồi coi theo đó mà luyện tập đắc đạo.

Một lần cha bà tên là Lâm Tích Khánh ngồi thuyền cùng hai anh trai (anh của Bà), chở muối đi bán tỉnh Giang Tây, giữa đường thuyền lâm bão lớn, lúc ấy Bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ nhưng xuất thần để đi cứu cha và anh, Bà dùng răng cắn được chéo áo của cha, hai tay nắm hai anh, giữa lúc đó mẹ kêu gọi Bà và ép Bà trả lời, Bà vừa hé môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất dạng, chỉ cứu được hai anh, từ đó mỗi khi tàu thuyền ngoài khơi thì người ta thường cúng vái đến Bà và cầu xin Bà phò độ. Năm Canh Dần (1110) nhà Tống sắc phong cho Bà là “Thiên Hậu Thánh Mẫu”, vì sự linh thiêng đó mà bà con người Hoa nói chung và người Hải Nam nói riêng rất tôn kính Bà và Bà được đưa vào thờ ngay sau khi xây dựng Miếu.

Người Hải Nam vốn có truyền thống lâu đời là tục thờ Bà Thiên Hậu, bất kỳ đi đến đâu, khi đã định cư và dần ổn định cuộc sống ở nơi mới thì việc đầu tiên là lập miếu để thờ Bà. Việc lập miếu ở khu vực Chợ Mới (Vĩnh Điềm) này cũng vậy. Khu vực này sau phát triển thành Thị Tứ Vĩnh Điềm – là một trong những thương cảng sầm uất nhất tỉnh Khánh Hòa. Người Hải Nam (Trung Quốc) sang giao thương buôn bán thấy điều kiện tự nhiên thuận lợi, dân cư thưa thớt nên đã di cư sang đây lập nghiệp. Tàu thuyền từ Hải Nam sang đây buôn bán tấp nập, hàng hóa được lưu thông bằng đường biển. Vào năm Đinh Dậu (1837) bà con Hoa kiều gốc Hải Nam vận động quyên góp tiền mua đất xây Miếu để có nơi thờ phụng, cúng bái Bà.

Năm 1851 (Tân Hợi) Miếu hoàn thành và tiến hành các nghi lễ đưa Bà vào thờ tự.

Trải qua thời gian tồn tại hơn một thế kỷ, di tích được trùng tu nhiều lần nhưng kiến trúc hiện nay là của lần trùng tu năm 1992. Mặc dù vậy, trong quá trình trùng tu vẫn giữ nguyên các hạng mục công trình và thành phần kiến trúc chỉ thay ngói cũ đã mục nát.

Miếu Thiên Hậu Hải Nam được xây dựng trên một khuôn viên thoáng đãng, bao gồm có 3 công trình chính là Nghi môn, Miếu, Tụ Linh đường.

Nghi môn có thiết kế hai phần: Nghi môn ngoại và Nghi môn nội. Qua Nghi môn nội là Miếu và chia làm hai phần chính: Tiền tế xây cao hơn sân một bậc, có 4 cột đại đỡ phần mái thông qua hai vì kèo thiết kế theo kiểu vì nóc kiểu vì kèo. Bốn mặt để trống, chỉ có hai hàng cột quân, tiền tế treo các bức hoành phi, trên các hàng cột cái và cột quân treo các cặp liễn đối. Chính giữa gian Tiền tế đặt 01 ban thờ Hội đồng, phía trên bày lư hương, chân đèn và các đồ từ khí có giá trị.

Sau hai cột cái bằng gỗ là hai cột đá hình vuông tạo thành một khoảng trống nối phần hiên trước khi vào chính điện, tại phần hiên này là điểm nhấn đặc biệt của di tích; toàn bộ kiến trúc gỗ ở đây được trang trí và chạm khắc các tích truyện Trung Hoa.

Chính điện được tạo thành từ hai bộ vì nóc kết cấu kiểu biến thể giá chiêng chồng rường con nhị, các thanh xà đỡ lực của hệ mái. Tường hồi xây bít lên tận mái. Chính giữa chính điện đặt 01 ban thờ bằng gỗ trên có lư hương, đỉnh đồng và đồ từ khí. Phía trong là khám thờ Thiên Hậu bằng gỗ được trang hoàng khá lộng lẫy, chạm trổ hoa văn và linh vật tinh xảo; phía trên đặt tượng Bà, phía trước đặt bài vị chữ Hán; hai bên ban thờ đặt bộ bát bửu có giá trị nghệ thuật cao.

Tường hồi phía Đông và Tây là hai khám thờ Phúc đức Chính thần và Tài bạch Tinh quân.  Hàng năm, miếu Thiên Hậu Hải Nam tổ chức cúng lớn vào ngày 23/3 âm lịch là ngày Vía Bà. Bên cạnh đó, miếu còn cúng vào các ngày rằm, mùng một, 5/5; 9/9.

Năm 2011, miếu Thiên Hậu Hải Nam được UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 526/QĐ - UBND xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

                                                                                                                                         Nguyễn Thị Thúy Hằng

Quét mã QR để xem vị trí di tích tại đây:

                   

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá: 1
 

Tin khác

breaker
ĐÌNH VÕ CẠNH
Đình tọa lạc tại thôn Võ Cạnh, xã Vĩnh Trung, thành phố Nha Trang. Qua khảo cứu và thông qua lời kể nhân chứng của các bô lão trong làng thì đình Võ Cạnh không rõ xây dựng từ năm nào. Nhưng thông qua dòng lạc khoản ghi trên quá giang của đình, thì đình được di dời và khởi dựng lại ở vị trí hiện nay vào năm Ất Hợi (năm 1815); trên nghi môn của đình ghi “Di lập Ất Hợi – 1815”.
ĐÌNH - LĂNG TRƯỜNG TÂY
Đình – lăng Trường Tây có đặc điểm riêng không giống như nhiều di tích khác, đó là có hai cổng, thể hiện đặc thù của di tích: cổng tây là nghi môn của đình và cổng đông là nghi môn của lăng. Tuy nhiên, tiền tế và chính điện được quay hướng Đông, hướng chính của lăng Ông. Đình – lăng được xây dựng .....
ĐÌNH PHÚ VINH
Đình Phú Vinh vừa là nơi làm lễ xuất phát đánh địch ở Nha Trang, đồng thời cũng là nơi bộ đội ta rút về nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, đình Phú Vinh còn là nơi quân dân ta huấn luyện võ thuật để phục vụ cho cuộc chiến đấu 101 ngày đêm ở Mặt trận Nha Trang - Khánh Hoà (từ 23-10-1945 đến đầu tháng 2-1946).
ĐÌNH VĨNH CHÂU
Đình Vĩnh Châu tọa lạc thôn Vĩnh Châu, xã Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Cuối thế kỷ XVIII, nhân dân nơi đây tạo dựng ngôi đình Vĩnh Châu. Ban đầu đình được dựng lên bằng tranh tre, nứa lá. Năm 1965, toàn bộ ngôi đình được xây dựng lại. Năm 1975, sau khi thống nhất đất nước, UBND xã Vĩnh Hiệp làm việc tại đình Vĩnh Châu.
ĐÌNH LƯ CẤM
Đình Lư Cấm tọa lạc tại số 27 hương lộNgọc Hiệp, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đình Lư Cấm được dựng khoảng cuối thế kỷ 19 (1874), trên nền móng của ngôi miếu bổn thợ để thờ Bổn cảnh Thành Hoàng, Tổ nghề gốm, Tiền hiền, Sơn lâm, Hà Bá, anh hùng liệt sĩ của địa phương.
ĐÌNH VĨNH ĐIỀM
Đình Vĩnh Điềm tọa lạc tại khóm Vĩnh Điềm, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Làng Vĩnh Điềm trước đây có tên gọi là làng Vĩnh An, năm 1831 được đổi là Vĩnh Điềm trong cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng.
ĐÌNH XUÂN LẠC
Đình Xuân Lạc trước đây có tên gọi là Linh Sơn đình. Sau đó, đình bị hoả hoạn làm hư hỏng vào năm 1788. Đến năm Tự Đức thứ 20 (1866), đình được tu bổ do công của vị Tiền hiền Võ Triều Phủ cùng nhân dân làng Xuân Lạc. Hiện nay, phần mộ của ông Võ Triều Phủ và vợ là bà Lê Thị Diên hiện vẫn còn, nằm trong khuôn viên đất họ Võ.
ĐÌNH TRƯỜNG ĐÔNG
Đình Trường Đông tọa lạc ở Tổ dân phố 2 Trường Đông, phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đình Trường Đông toạ lạc trên một khu đất bằng phẳng, quay về hướng Tây Nam, lấy cửa biển Cù Huân (cửa bé) làm “Tiền án”, lưng dựa vào ngọn núi Chụt vững chãi. Đình có tổng diện tích 1.124.9 m2 gồm nhiều hạng mục công trình: Nghi môn, đình, lăng, miếu Tiền hiền, miếu Thiên Y, miếu Các bác….
ĐÌNH PHÚ NÔNG
Đình Phú Nông là một ngôi đình cổ của vùng đất Khánh Hòa, chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, tín ngưỡng và kiến trúc nghệ thuật. Đặc biệt là về giá trị lịch sử, nơi đây đã ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.
ĐÌNH BÌNH TÂN
Đình Bình Tân, có niên đại khoảng đầu thế kỷ XIX là một trong những ngôi đình cổ trên vùng đất Khánh Hòa nói chung và vùng đất Nha Trang nói riêng. Di tích tồn tại cùng với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất ven sông Bình Tân (cửa Bé). Ngôi đình như là một minh chứng cho sự tồn tại của làng Bình Tân, trong đó hội tụ hầu như đầy đủ những giá trị văn hóa mà ông cha ta đã sáng tạo và lưu truyền cho hậu thế.