Hotline: (0258) 3813 758

ĐÌNH PHỤNG CANG

18/03/2018 00:00        
Đọc tin

Đình Phụng Cang tọa lạc tại thôn Phụng Cang, xã Ninh Hưng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Đình còn được biết đến qua tên gọi là đình Mỹ Cang[1].

Trong ký ức của hào lão địa phương, đình Phụng Cang có từ rất lâu đời ở khu vực có tục danh là Đồng Cây Chàm, nằm giữa hai làng Phước Mỹ và Phụng Cang (cách vị trí ngày nay khoảng 250m về hướng Tây Nam), sau đó đình được dời về vị trí hiện nay. Dựa vào sắc phong Thành Thái năm thứ 2 (1890), ta xác định được niên đại tương đối của đình Phụng Cang là vào thế kỷ XIX.

Trải qua thời gian dài tồn tại, đình Phụng Cang đã qua nhiều lần tu bổ: 1924, 1956, 1994, 2001, 2014, 2017.

Hiện tại, đình Phụng Cang còn bảo lưu được 03 đạo sắc phong của các vua triều Nguyễn ban tặng Thiên Y A Na, cụ thể:
- Sắc phong ngày 20 tháng 02 triều vua Thành Thái năm thứ 02 (1890);
- Sắc phong ngày 11 tháng 8 triều vua Duy Tân năm thứ 03 (1909);
- Sắc phong ngày 25 tháng 7 triều vua Khải Định năm thứ 09 (1924)

Đình Phụng Cang được dựng lên để thờ Thành Hoàng làng, Thiên Y A Na, Tiền hiền, Ngũ hành, Thần Nông, Hậu Thổ, Sơn lâm, chiến sĩ trận vong và những người có công với dân với nước.

Đình Phụng Cang tọa lạc trong khuôn viên có diện tích là 2.372 m2, mặt tiền quay về hướng Nam. Từ ngoài vào trong, đình có bố cục mặt bằng tổng thể gồm: Án phong, miếu Thiên Y, miếu Hậu Thổ, miếu Sơn lâm, miếu Thần Nông, chính điện.

Điểm nhấn trong kiến trúc đình Phụng Cang là hệ thống các điển tích được trang trí trên tường và hệ mái với các đề tài quen thuộc như: “Long mã phụ đồ”, “Hoa điểu”, “Song phụng triều dương”, “Bát tiên”, “Lưỡng long chầu nhật”... Các điển tích nhằm hướng đến ước vọng về mùa màng bội thu, an lạc, thái bình và phát triển, con người có sức khỏe, may mắn trong cuộc sống.

Hàng năm, nhân dân làng Phụng Cang tổ chức lễ hội đình làng vào ngày 18/3 âm lịch. Trong các nghi thức diễn ra trong lễ hội thì nghi thức rước sắc phong từ chùa Phụng Sơn (xã Ninh Hưng) về đình là một điểm nhấn. Lễ hội đình làng Phụng Cang nói riêng cũng như lễ hội đình làng nói chung ngoài ý nghĩa là ngày hội để dân làng vui chơi sau những ngày lao động vất vả còn góp phần làm cho tình làng nghĩa xóm ngày càng thêm bền chặt và sống “tối lửa tắt đèn” có nhau hơn thông qua việc chung tay lo cho vị thần chung của làng.

Về sự kiện lịch sử, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đình Phụng Cang cũng là địa điểm đồng chí Vũ Trung Ân tập hợp thanh niên trong làng học tập tư tưởng chính trị và huấn luyện võ thuật sẵn sàng chiến đấu. Năm 1947, thực dân Pháp phá sập đình lấy gỗ làm đồn Tân Hưng. Đến năm 1956, nhân dân xây dựng lại đình trên nền đất cũ và các miếu nhỏ (Hậu Thổ, Thần Nông, Sơn Thần, Thiên Y A Na) xung quanh. Ngoài ra, trước sân đình có một cây me cổ thụ bị thực dân Pháp bắn phá.

Ngày 13/4/2010, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 969/QĐ-UBND xếp hạng di tích đình Phụng Cang là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

                              Trần Thị Thanh Loan

[1] Trước năm 1810, làng Phụng Cang có tên là Mỹ Cang.  Tên gọi của đình làng được đặt theo danh xưng của làng và khi tên làng thay đổi thì đình cũng thay đổi theo.

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá:
 

Tin khác

breaker
CHÙA PHÁP HẢI
Chùa Pháp Hải tọa lạc tại thôn Lạc Bình, xã Ninh Thọ, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Chùa Pháp Hải do ngài Thích Quảng Đức đứng ra khai sáng vào năm 1940, ban đầu chùa tọa lạc tại thôn Ngọc Sơn (xã Ninh An). Đến năm 1946, chùa bị thực dân Pháp đốt phá. Cũng trong năm 1946, chùa phải dời về thôn Lạc Bình (xã Ninh Thọ) và được dựng lại trong khuôn viên đất của một Phật tử là ông Nguyễn Văn Chất - pháp danh Đồng Trực - phát tâm cúng hiến.
CHÙA KIM LONG
Chùa Kim Long được xây dựng trong khuôn viên có tổng diện tích là 4.190m2, mặt tiền quay về hướng Tây. Từ ngoài vào trong, chùa có bố cục mặt bằng tổng thể bao gồm các thành phần kiến trúc như: Tam quan, Đài Quan Âm Bồ Tát, chính điện, nhà tổ, nhà đông, nhà tây và cổng phụ.
VĂN CHỈ NINH HÒA
Văn miếu/Văn chỉ/Văn từ là danh xưng có cùng một chức năng là nơi tôn thờ Nho giáo, tuy nhiên, chỉ khác nhau về cấp bậc ở chữ kèm theo sau là “miếu”, “chỉ”, “từ”. Theo đó, Văn miếu thuộc cấp trung ương, tỉnh, trấn; Văn từ, chỉ thuộc cấp tổng, huyện, làng, xã.
ĐÌNH HIỆP THẠNH
Đình Hiệp Thạnh tọa lạc tại thôn Hiệp Thạnh, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trước năm 1810, làng Hiệp Thạnh có tên gọi là Hương Thạnh xã (thuộc tổng Trung, huyện Tân Định, phủ Bình Hòa), gồm có hai xứ là xứ Gò Đình và xứ Cây Me. Năm 1890, Hương Thạnh xã đổi thành Hiệp Thạnh xã, Tân Định huyện, Khánh Hòa tỉnh.
ĐÌNH HỘI BÌNH
Đình Hội Bình tọa lạc tại Tổ dân phố Hội Thành, phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Tên gọi “Hội Bình” mang ý nghĩa là nơi hội tụ sự bình an.
CHÙA THIÊN ÂN
Chùa Thiên Ân nằm về phía Tây Bắc của làng Phước Thuận, dọc tả ngạn sông Chò; chùa quay hướng nam, xây dựng trong khuôn viên đất với tổng diện tích 4.362,6 m2. Từ ngoài vào trong, chùa có mặt bằng tổng thể như sau: Tam quan, sân chùa, Đài Quan Âm, Bia tưởng niệm Bồ tát Thích Quảng Đức, chính điện, nhà tổ, nhà đông, nhà trù.
MIẾU HỘI ĐỒNG
Miếu Hội Đồng tọa lạc tại tổ dân phố Phước Đa 2, phường Ninh Đa, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Tên gọi của di tích xuất phát từ việc trước kia làng có 7 ngôi miếu nhỏ sau đó tập hợp lại thành một ngôi miếu thờ chung cho cả làng, gọi là “hội đồng”.
ĐÌNH MỸ TRẠCH
Đình Mỹ Trạch được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVIII. Năm 1810, làng Mỹ Trạch có tên gọi là An Phú xã (xứ Gò Duối, Gò Găng, Bồ Đề, Gò Phước), sau đổi thành An Thạnh Đông xã (xứ Đồng Núi), thuộc tổng Hạ, huyện Tân Định, phủ Bình Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
ĐÌNH VĂN ĐỊNH
Đình Văn Định tọa lạc tại thôn Văn Định, xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa. Đình được hình thành khoảng đầu thế kỷ XIX, lúc mới thành lập, đình có tên “Đình làng Văn Hòa”; đến đời vua Tự Đức thứ 33 (năm 1880), làng có tên là Văn Định nên tên đình được gọi là “Đình làng Văn Định”; đến đời vua Thành Thái thứ 2 (1890), gọi là làng/đình “Văn Định Hạ” và từ sau năm 1975 đến nay gọi là làng/đình Văn Định.
ĐÌNH CHẤP LỄ
Đình Chấp Lễ được xây dựng trong khu đất cao ráo, thoáng đảng, có tổng diện tích 1.140 m2. Mặt tiền của đình Chấp Lễ quay về hướng Đông. Từ ngoài vào trong, đình có bố cục mặt bằng tổng thể như sau: Án phong, miếu Sơn Lâm, miếu Ngũ hành, chính điện, nhà đông, miếu Thiên Y, miếu Nghĩa từ.