Hotline: (0258) 3813 758

CHÙA KIM LONG

18/03/2018 00:00        
Đọc tin

Chùa Kim Long tọa lạc tại thôn Phú Hòa, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Theo truyền khẩu và linh vị tổ sư (Huệ Pháp)[1] đang thờ tại di tích, có thể đoán định chùa Kim Long có niên đại vào đầu thế kỷ XIX. Thuở ban đầu, chùa là gian nhà nhỏ, vách đất, mái lợp tranh và có tên là Kim Long tự.



Bàn thờ Đạt ma

Trải qua thời gian tồn tại và phát triển, chùa Kim Long đã khẳng định được vai trò của mình trong đời sống làng xã, đó là nuôi dưỡng và chắp cánh cho nhiều tầng lớp nhân dân thôn Phú Hòa sống hướng thiện, tu tâm dưỡng tánh theo giáo lý nhà Phật. Ngôi chùa đã định hướng đến những giá trị cốt lõi của đời sống tâm linh, hướng con người về lẽ kiến tính để ngộ về cuộc sống vô thường ở cõi nhân gian. Để trở thành trung tâm sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng khả tín của làng Phú Hòa như hôm nay, những vị sư trụ trì chùa Kim Long và các bậc lão thành cách mạng địa phương đã không ngừng làm gương và hướng dân làng đến những giá trị văn hóa tốt đẹp, phù hợp với phong tục địa phương và đạo lý làm người. Ghi nhận những công lao đóng góp đó, vua Tự Đức vào năm thứ 20 (1868) ban tặng cho dân làng tấm biển đề 4 chữ: “Thiện tục khả phong” (Phong tục tốt đáng lưu truyền), được treo trang trọng ở gian Phật điện của chùa Kim Long.

Trải qua thời gian dài tồn tại, tư liệu chùa Kim Long ghi chép những người đứng mũi chịu sào gồm các vị có tên sau:
- Tổ khai sơn - Hòa thượng Huệ Pháp (Húy Ấn Hải -1801);
- Thiền sư Đoàn Gia Thọ;
- Ngài Chơn Sư Phổ Xứ (1905);
- Ngài Thanh Chánh Phước Tường (1905-1922);
- Ngài Trừng Thông Nhân Duệ ( 1923-1940);
- Ngài Thị Lạc Hưng Từ (1940-1945)[2];
- Ngài Quảng Quý Chánh Vinh (1945-1958);
- Ngài Như Hương (1958-1961);
- Ngài Pháp Thân (1967-1968);
- Ngài Thiện Công (1969-1972);
- Ngài Bảo Hiển (1973-1974);
- Ngài Thiện Công (1975-1987);
- Chùa không có sư trụ trì: (1987-1998);
- Thích nữ Minh Nhẫn: Tháng 7/1998 đến nay.

Chùa Kim Long được dựng lên để thờ Thích Ca, Hộ Pháp, Lưu Bị, Châu Xương, Quang Bình, Quan Trường, Đạt Ma, Quan Âm, Điạ Tạng, Trương Phi và hương linh.

Hơn 2 thế kỷ tồn tại, chùa Kim Long đã trải qua nhiều lần tu bổ và tôn tạo sau: 1938, 1974, 2003.

Chùa Kim Long được xây dựng trong khuôn viên có tổng diện tích là 4.190m2, mặt tiền quay về hướng Tây. Từ ngoài vào trong, chùa có bố cục mặt bằng tổng thể bao gồm các thành phần kiến trúc như: Tam quan, Đài Quan Âm Bồ Tát, chính điện, nhà tổ, nhà đông, nhà tây và cổng phụ. Các bài trí, trang trí trên kiến trúc chùa đều hướng đến giáo lý nhà Phật như bánh xe pháp luân, đài sen...riêng nhà tổ còn giữ lại kết cấu bộ khung gỗ tương đối nguyên vẹn với 4 cột cái (chu vi 75cm), vì nóc kết cấu kiểu vì kèo.


Chính điện chùa Kim Long

Trong thời kỳ Pháp thuộc, ngài Thông Nhân Duệ và ngài Thị Lạc Hưng Từ là những nhà sư tham gia hoạt động cách mạng. Sang thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chùa Kim Long là cơ sở hoạt động cách mạng của vùng Nam Ninh Hòa; là nơi liên lạc, hội họp của các tổ chức đoàn thể quần chúng và là nơi củng cố cơ sở cách mạng khắp các thôn xóm trong vùng[3]; chùa là nơi tập kết đóng quân của Đại đội Võ Quốc Thụ trong giai đoạn 1945-1954 và nơi tổ chức bầu cử Quốc hội năm 1946; là địa điểm tổ chức cho bộ đội địa phương học tập để chuẩn bị tập kết ra Bắc.

Giống như các chùa khác, chùa Kim Long cũng có 04 lễ chính diễn ra trong năm là: 15/01 âm lịch, 15/4 âm lịch, 15/7 âm lịch, 27/7 âm lịch. Năm 1942, chùa đã tổ chức Đại giới trai đàn cho chư Tăng Phật tử toàn vùng. Ngoài ra, vào mùng 1 và Rằm hàng tháng, chùa còn tổ chức lễ cúng sóc, vọng.

Ngày 20/11/2012, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 2891/QĐ-UBND xếp hạng di tích chùa Kim Long là Di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh.

Trần Thị Thanh Loan

[1] Hòa thượng Huệ Pháp (húy Ấn Hải) thuộc thiền phái Lâm Tế đời thứ 39, tồn tại trong khoảng thời gian từ năm 1770-1820.
[2] Thời kỳ hưng thịnh nhất của chùa Kim Long là vào năm 1942.
[3] Ban chấp hành Đảng bộ xã Ninh Quang, Lịch sử cách mạng xã Ninh Quang  (1930–2010), Ninh Quang, tháng 6/2011, trang 36.

Quét mã QR để xem vị trí di tích tại đây:

                    

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá: 1
 

Tin khác

breaker
CHÙA PHÁP HẢI
Chùa Pháp Hải tọa lạc tại thôn Lạc Bình, xã Ninh Thọ, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Chùa Pháp Hải do ngài Thích Quảng Đức đứng ra khai sáng vào năm 1940, ban đầu chùa tọa lạc tại thôn Ngọc Sơn (xã Ninh An). Đến năm 1946, chùa bị thực dân Pháp đốt phá. Cũng trong năm 1946, chùa phải dời về thôn Lạc Bình (xã Ninh Thọ) và được dựng lại trong khuôn viên đất của một Phật tử là ông Nguyễn Văn Chất - pháp danh Đồng Trực - phát tâm cúng hiến.
VĂN CHỈ NINH HÒA
Văn miếu/Văn chỉ/Văn từ là danh xưng có cùng một chức năng là nơi tôn thờ Nho giáo, tuy nhiên, chỉ khác nhau về cấp bậc ở chữ kèm theo sau là “miếu”, “chỉ”, “từ”. Theo đó, Văn miếu thuộc cấp trung ương, tỉnh, trấn; Văn từ, chỉ thuộc cấp tổng, huyện, làng, xã.
ĐÌNH HIỆP THẠNH
Đình Hiệp Thạnh tọa lạc tại thôn Hiệp Thạnh, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trước năm 1810, làng Hiệp Thạnh có tên gọi là Hương Thạnh xã (thuộc tổng Trung, huyện Tân Định, phủ Bình Hòa), gồm có hai xứ là xứ Gò Đình và xứ Cây Me. Năm 1890, Hương Thạnh xã đổi thành Hiệp Thạnh xã, Tân Định huyện, Khánh Hòa tỉnh.
ĐÌNH HỘI BÌNH
Đình Hội Bình tọa lạc tại Tổ dân phố Hội Thành, phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Tên gọi “Hội Bình” mang ý nghĩa là nơi hội tụ sự bình an.
ĐÌNH PHÚ ĐA
Đình Phú Đa tọa lạc trong khuôn viên có diện tích là 1.225 m2, mặt tiền quay về hướng Nam. Từ ngoài vào trong, đình có bố cục mặt bằng tổng thể như sau: Án phong, chính điện, miếu Tiền hiền, nhà tây, nhà đông, miếu Hậu Thổ, nhà bếp và giếng nước. Đình có kết cấu theo kiểu tam sơn với chính điện ở giữa được làm cao hơn, hai bên là miếu Tiền hiền và nhà tây (thờ cô hồn, âm linh, chiến sĩ) thấp hơn.
CHÙA THIÊN ÂN
Chùa Thiên Ân nằm về phía Tây Bắc của làng Phước Thuận, dọc tả ngạn sông Chò; chùa quay hướng nam, xây dựng trong khuôn viên đất với tổng diện tích 4.362,6 m2. Từ ngoài vào trong, chùa có mặt bằng tổng thể như sau: Tam quan, sân chùa, Đài Quan Âm, Bia tưởng niệm Bồ tát Thích Quảng Đức, chính điện, nhà tổ, nhà đông, nhà trù.
MIẾU HỘI ĐỒNG
Miếu Hội Đồng tọa lạc tại tổ dân phố Phước Đa 2, phường Ninh Đa, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Tên gọi của di tích xuất phát từ việc trước kia làng có 7 ngôi miếu nhỏ sau đó tập hợp lại thành một ngôi miếu thờ chung cho cả làng, gọi là “hội đồng”.
ĐÌNH MỸ TRẠCH
Đình Mỹ Trạch được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVIII. Năm 1810, làng Mỹ Trạch có tên gọi là An Phú xã (xứ Gò Duối, Gò Găng, Bồ Đề, Gò Phước), sau đổi thành An Thạnh Đông xã (xứ Đồng Núi), thuộc tổng Hạ, huyện Tân Định, phủ Bình Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
ĐÌNH VĂN ĐỊNH
Đình Văn Định tọa lạc tại thôn Văn Định, xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa. Đình được hình thành khoảng đầu thế kỷ XIX, lúc mới thành lập, đình có tên “Đình làng Văn Hòa”; đến đời vua Tự Đức thứ 33 (năm 1880), làng có tên là Văn Định nên tên đình được gọi là “Đình làng Văn Định”; đến đời vua Thành Thái thứ 2 (1890), gọi là làng/đình “Văn Định Hạ” và từ sau năm 1975 đến nay gọi là làng/đình Văn Định.
ĐÌNH CHẤP LỄ
Đình Chấp Lễ được xây dựng trong khu đất cao ráo, thoáng đảng, có tổng diện tích 1.140 m2. Mặt tiền của đình Chấp Lễ quay về hướng Đông. Từ ngoài vào trong, đình có bố cục mặt bằng tổng thể như sau: Án phong, miếu Sơn Lâm, miếu Ngũ hành, chính điện, nhà đông, miếu Thiên Y, miếu Nghĩa từ.