Hotline: (0258) 3813 758

ĐÌNH TÂN HƯNG

03/07/2019 00:00        
Đọc tin

Đình Tân Hưng thuộc thôn Tân Hưng, xã Ninh Hưng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Khi mới tạo lập đình được xây dựng bằng tranh tre, nứa lá tại gò Xương Trâu, gần sông Cây Chò. Đến năm 1924, nhân dân trong làng đóng góp công của dời ngôi đình về vị trí hiện nay trên một gò đất cao đầu làng.

Đình thờ Thành Hoàng làng và các vị Tiền hiền, Hậu hiền - những người có công khai khẩn đất đai, quy dân lập ấp dựng lên xóm làng.

Đình Tân Hưng

Đình tọa lạc tại một gò đất cao phía Tây Nam của thôn, xung quanh là cánh đồng và làng xóm. Phía sau đình, cách khoảng 100m là một gò đất cao được trồng nhiều cây điều (đào lộn hột), cũng tại gò này vào năm 1953 thực dân pháp xây dựng lô cốt để phòng thủ chặn đánh quân cách mạng của ta ở chiến khu Hòn Lớn (Hòn Hèo).

Từ ngoài nhìn vào, di tích có các hạng mục công trình sau: Nghi môn và tường bao, sân đình, đại đình.

Đình có kết cấu kiểu chữ Nhất (— ), gồm 3 phần có tường ngăn cách biệt, có cửa thông sang nhau bằng cửa ngách, gian bên phải là nơi thờ Tiền hiền, gian bên trái thờ Liệt sĩ - 57 liệt sĩ là những người con trong xóm làng đã hi sinh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Nhà được xây dựng theo kiểu tường hồi bít đốc - tường hồi được xây lên tận đầu mái, nhà chỉ có mái trước và mái sau, không có mái hồi. Bên hồi phải của đại đình là nhà đông, là nơi hội họp chung của làng. Nhà đông không xây tường bao quanh mà chỉ dựng các cột để đỡ hệ mái, mái lợp ngói tây.

Di tích hiện nay được bảo quản tốt, còn giữ được những nét kết cấu xây dựng ban đầu. Trải qua thời gian, đình được trùng tu nhiều lần, những lần đại trùng tu vào các năm: 1924 di chuyển bộ khung nhà đến xây dựng nơi mới, 1968 thay lại toàn bộ hệ mái, 2004 xây dựng lại tường bao, dọi ngói và xây nghi môn.

Hàng năm, đình được tổ chức cúng Xuân và cúng Thu (Xuân kỳ Thu tế) vào ngày tốt tháng 3 và tháng 8 âm lịch, cứ 3 năm trong lễ hội có hát bội.

Nơi đây, từ năm 1945, là địa điểm phát động toàn dân tham gia kháng chiến, đóng góp sức người, sức của để chi viện phục vụ cho Mặt trận Nha Trang  - Khánh Hòa 101 ngày đêm (23/10/1945- 02/02/1946), điển hình là trung đoàn Nam Tiến “Lữ Giang” đã dừng chân tại đây; năm 1946, đình Tân Hưng cũng là nơi diễn ra tổ chức bầu cử Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đầu tiên; năm 1947, là địa điểm trao trả tù binh một viên sĩ quan người Pháp bị quân ta bắt trong trận giặc Pháp càn Trảng Cám; từ năm 1953 thực dân Pháp đã xây dựng đồn bốt để ngăn chặn căn cứ quân cách mạng của ta ở Hòn Lớn (Hòn Hèo), hiện tại 4 lô cốt vẫn còn tồn tại ở đây như một minh chứng cho tội ác chiến tranh. Cùng với những thành tích trong kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, năm 2003 xã Ninh Hưng đã được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Ghi nhận những giá trị về lịch sử - văn hóa, ngày 21 tháng 11 năm 2005 UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND xếp hạng đình Tân Hưng là Di tích cấp tỉnh.

                                                                                       Hoàng Quý

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá:
 

Tin khác

breaker
CHÙA THIÊN BỬU
Chùa Thiên Bửu là một trong những ngôi chùa lưu dấu nhiều nhân vật, sự kiện liên quan đến sự hình thành và phát triển đạo Phật vùng đất Khánh Hòa nói riêng, vùng đất phía Nam nói chung, như: Thiền Sư Tế Hiển – Bửu Dương có công hoằng dương Phật Pháp ở Khánh Hòa và khu vực phía nam; thiền sư Liễu Bửu – Huệ Thân được vua Minh Mạng ban Giới Đao – Độ Điệp; Hòa thượng Tâm Phước – Hạnh Hải có công thành lập Giáo hội Tăng Già Khánh Hòa; Hòa thượng Thích Ngộ Tánh có công mở Sơ cấp Phật học huyện Ninh Hòa đào tạo Tăng Ni ...
CHÙA THIÊN BỬU
Chùa tọa lạc tại thôn Điềm Tịnh, xã Ninh Phụng, Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Chùa còn có một số tên gọi khác như: chùa Kỳ Lân, chùa Điềm Tịnh, chùa Thiên Bửu Thượng, Tổ đình Thiên Bửu. Sở dĩ có tên Thiên Bửu Thượng, Thiên Bửu Hạ vì chùa Thiên Bửu ở làng Điềm Tịnh được khai sơn trước nên người dân gọi là Thiên Bửu Thượng, ngôi chùa Thiên Bửu Hạ ở xã Ninh Bình. Trước kia, làng Điềm Tịnh có tên là Xuân An, sau đổi là Điềm An, lần sau đổi thành Điềm Tịnh và tên gọi đó tồn tại đến ngày nay.
ĐÌNH TIÊN DU
Đình Tiên Du tọa lạc ở cuối làng trên một khu đất rộng, cao ráo, thoáng đãng, mặt tiền quay về hướng Tây. Từ ngoài vào trong, đình có bố cục mặt bằng tổng thể bao gồm các thành phần kiến trúc: Nghi môn, án phong, chính điện, nhà tiền hiền, miếu Sơn lâm, miếu Hậu Thổ.
ĐÌNH MỸ HIỆP
Điểm nhấn trong trang trí, điêu khắc trên kiến trúc đình Mỹ Hiệp, đó là hệ thống cột gỗ và bộ vì nóc được kết cấu theo kiểu “giá chiêng” hay hệ thống linh vật: Long, lân, quy, phụng, hổ, dơi…được các nghệ nhân khai thác triệt để. Hình ảnh tứ linh thể hiện dưới dạng “Lưỡng long tranh châu”, hay hình ảnh “Bát tiên”, “Tứ quý”: Tùng, trúc, cúc, mai.
ĐÌNH XUÂN HÒA
Đình Xuân Hòa quay về hướng Nam. Toàn bộ kiến trúc đình nằm trên mặt bằng rộng 2.352m2, bao gồm các công trình kiến trúc như sau: Nghi môn, án phong, cột cờ, miếu Sơn Lâm chúa tướng, miếu Thủy Đức Thanh Quang, võ ca, chính điện, miếu Âm linh, miếu Thánh Nương (còn gọi là miếu Bà), miếu Tiền hiền, nhà bếp, nhà ăn.
MIẾU VÕ ĐẾ
Võ Đế Miếu (thường gọi là Chùa Ông) toạ lạc tại thôn Văn Định, xã Ninh Phú và Thiên Hậu miếu (thường gọi là Chùa Bà) tọa lạc tại 338 Trần Quý Cáp, phường Ninh Hiệp. Vào năm 1814, được sự hưởng ứng của cộng đồng người Hoa gốc Quảng Đông, ông Đàm Thành An được giao quyền thành lập Bang hội.
QUỲNH PHỦ HỘI QUÁN
Quỳnh Phủ Hội Quán (tức Hội Quán Hải Nam) ở Ninh Hoà toạ lạc trên khu đất hình chữ nhật rộng trên hai mẫu ở đường Trần Quý Cáp. Đây là Hội quán có quy mô xây dựng và diện tích lớn nhất; đồng thời cũng là Hội quán mang tính tổng hợp nhất trong hệ thống Hội quán, chùa chiền của người Hoa ở Khánh Hòa.
TUỆ THÀNH HỘI QUÁN
Miếu Bà Thiên Hậu là di tích được hình thành sớm trên vùng đất Ninh Hòa, được thiết kế theo lối kiến trúc đặc trưng của người Hoa với hai chức năng vừa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng thờ tự, vừa là hội quán hội họp của cộng đồng người Việt gốc Hoa ở Ninh Hòa.
TỰ PHỔ MINH HƯƠNG
Tự Phổ Minh Hương vừa là trụ sở vừa là nơi thờ cúng vị thần gốc Hoa mà dân gian phong là “trung can, nghĩa khí” đó là Quan Thánh Đế Quân. Thông qua việc bảo tồn và thờ cúng của cộng đồng Hoa kiều tại Tự Phổ Minh Hương thể hiện sự ngưỡng vọng của người dân đối với các bậc tướng tài đã phù hộ cho họ trong việc khai khẩn đất hoang, quy dân, lập ấp tạo dựng xóm làng và tạo sự đoàn kết của cộng đồng người Hoa; với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện qua hoạt động cầu cúng và tu bổ ở Tự Phổ Minh Hương.
ĐÌNH THẠNH DANH
Đình Thạnh Danh tọa lạc tại khu đất rộng nằm về hướng Đông Bắc của khu dân cư, thuộc phường Ninh Diêm, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Theo truyền khẩu của nhân dân địa phương thì đình Thạnh Danh có từ những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Lúc đầu đình được xây dựng bằng tranh tre, nứa lá: mái lợp tranh, tường chát đất.