Hotline: (0258) 3813 758

ĐÌNH TIÊN DU

14/08/2019 00:00        
Đọc tin

Đình Tiên Du tọa lạc tại thôn Tiên Du 1, xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

* Nguồn gốc di tích

Tên gọi Tiên Du được lấy từ tên thôn. Trong ký ức của nhiều người còn lưu lại thì thuở xa xưa ông Trần Quang Núi (Quảng Bình) sống trong cảnh bị áp bức nên xuôi thuyền vào Hòn Thị và lưu trú cùng với cụ tổ của ông Dương Gành (Tiên Du, Ninh Phú). Các ông đã tham gia vào đội phòng thủ mặt biển của Tây Sơn ở mũi Kê Gà do ông Lê Văn Quang chỉ huy. Năm 1776, ông Núi xuôi thuyền về lại Quảng Bình đưa cả gia đình vào trú ngụ tại Bến Tàu Ô. Đến năm 1780, ông Núi đã quy dân, lập làng và sinh sống tại làng Tiên Du được 4 năm.

Đến năm 1782, khi đời sống nhân dân làng Tiên Du dần đi vào ổn định thì ông Trần Quang Núi đứng ra kêu gọi dân làng đóng góp công sức và tiền bạc, vật liệu xây dựng đình Tiên Du. Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng thì đình Tiên Du được các vua triều Nguyễn ban tặng 05 sắc phong nhưng đã bị mất trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Từ khi khởi dựng tới nay, đình Tiên Du đã trải qua những năm tu bổ: 1947, 1964, 2001, 2004, 2009.

Đình Tiên Du được dựng lên để thờ các vị sau: Bản Cảnh Thành Hoàng, Tiền hiền (cụ Trần Quang Núi), Hậu Thổ, Sơn Lâm chúa tướng.

* Kiến trúc đình Tiên Du

Đình Tiên Du tọa lạc ở cuối làng trên một khu đất rộng, cao ráo, thoáng đãng, mặt tiền quay về hướng Tây. Từ ngoài vào trong, đình có bố cục mặt bằng tổng thể bao gồm các thành phần kiến trúc: Nghi môn, án phong, chính điện, nhà tiền hiền, miếu Sơn lâm, miếu Hậu Thổ.

Điểm nhấn trong trang trí, điêu khắc trên kiến trúc đình Tiên Du là hệ thống tứ linh: Long, lân, quy, phụng được thể hiện dưới nhiều hình dạng như “Long ẩn vân”, “Lưỡng long triều nhật”, “Long mã phụ đồ”…được trang trí trên mái đình để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi - nghề chính của dân làng Tiên Du. Ngoài ra, các đề tài quen thuộc như “Tùng lộc”, “Bát tiên”, mây, hoa lá cách điệu...cũng được nghệ nhân khai thác triệt để qua những bức phù điêu trên kiến trúc đình Tiên Du.

Hàng năm, vào ngày 8 - 9/4 (Âm lịch), đình Tiên Du tổ chức cúng giỗ Tiền hiền và cầu “Quốc thái dân an”. Ngoài ra, đình còn cúng vào dịp Rằm tháng Bảy (lễ Vu Lan báo hiếu và cúng âm binh chiến sĩ), cúng tất niên, Tết Nguyên đán. Định kỳ “tam niên đáo lệ” đình lại tổ chức đại lễ (có hát bội).

* Sự kiện lịch sử diễn ra tại di tích

Đình Tiên Du là nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử đã từng diễn ra tại di tích, cụ thể như sau:
- Trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, đình Tiên Du là địa điểm hội họp, tổ chức hoạt động của nhiều cán bộ huyện Tân Định như: đồng chí Long, Lương, bí thư Lê Danh...Ngoài ra, đình Tiên Du còn là nơi Trung đội Dân quân tự vệ địa phương luyện tập dưới sự huấn luyện của ông Trần Đồng (Đội trưởng) và ông Võ Tràng Xuân (Bí thư Mặt trận).
- Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954): Đình Tiên Du là địa điểm lưu trú và họp bàn của cán bộ cách mạng, trong đó có Liên Trung đoàn 80 - 84; là nơi đặt thùng phiếu để cử tri trong làng bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm1946. Để loại bỏ cơ sở cách mạng quan trọng, năm 1947 địch cho máy bay thả bom phá hủy toàn bộ ngôi đình.
- Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975): đình Tiên Du tiếp tục là nơi lưu trú và hoạt động bí mật của cán bộ cách mạng địa phương nên địch đã bắn phá làm hư hỏng hoàn toàn ngôi đình vào năm 1964.

Ngày 14/10/2010, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 2635/QĐ-UBND xếp hạng Đình Tiên Du là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

 Trần Thị Thanh Loan

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá: 1
 

Tin khác

breaker
CHÙA THIÊN BỬU
Chùa Thiên Bửu là một trong những ngôi chùa lưu dấu nhiều nhân vật, sự kiện liên quan đến sự hình thành và phát triển đạo Phật vùng đất Khánh Hòa nói riêng, vùng đất phía Nam nói chung, như: Thiền Sư Tế Hiển – Bửu Dương có công hoằng dương Phật Pháp ở Khánh Hòa và khu vực phía nam; thiền sư Liễu Bửu – Huệ Thân được vua Minh Mạng ban Giới Đao – Độ Điệp; Hòa thượng Tâm Phước – Hạnh Hải có công thành lập Giáo hội Tăng Già Khánh Hòa; Hòa thượng Thích Ngộ Tánh có công mở Sơ cấp Phật học huyện Ninh Hòa đào tạo Tăng Ni ...
CHÙA THIÊN BỬU
Chùa tọa lạc tại thôn Điềm Tịnh, xã Ninh Phụng, Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Chùa còn có một số tên gọi khác như: chùa Kỳ Lân, chùa Điềm Tịnh, chùa Thiên Bửu Thượng, Tổ đình Thiên Bửu. Sở dĩ có tên Thiên Bửu Thượng, Thiên Bửu Hạ vì chùa Thiên Bửu ở làng Điềm Tịnh được khai sơn trước nên người dân gọi là Thiên Bửu Thượng, ngôi chùa Thiên Bửu Hạ ở xã Ninh Bình. Trước kia, làng Điềm Tịnh có tên là Xuân An, sau đổi là Điềm An, lần sau đổi thành Điềm Tịnh và tên gọi đó tồn tại đến ngày nay.
ĐÌNH MỸ HIỆP
Điểm nhấn trong trang trí, điêu khắc trên kiến trúc đình Mỹ Hiệp, đó là hệ thống cột gỗ và bộ vì nóc được kết cấu theo kiểu “giá chiêng” hay hệ thống linh vật: Long, lân, quy, phụng, hổ, dơi…được các nghệ nhân khai thác triệt để. Hình ảnh tứ linh thể hiện dưới dạng “Lưỡng long tranh châu”, hay hình ảnh “Bát tiên”, “Tứ quý”: Tùng, trúc, cúc, mai.
ĐÌNH TÂN HƯNG
Đình Tân Hưng thuộc thôn Tân Hưng, xã Ninh Hưng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Khi mới tạo lập đình được xây dựng bằng tranh tre, nứa lá tại gò Xương Trâu, gần sông Cây Chò. Đến năm 1924, nhân dân trong làng đóng góp công của dời ngôi đình về vị trí hiện nay trên một gò đất cao đầu làng. Đình thờ Thành Hoàng làng và các vị Tiền hiền, Hậu hiền - những người có công khai khẩn đất đai, quy dân lập ấp dựng lên xóm làng.
ĐÌNH XUÂN HÒA
Đình Xuân Hòa quay về hướng Nam. Toàn bộ kiến trúc đình nằm trên mặt bằng rộng 2.352m2, bao gồm các công trình kiến trúc như sau: Nghi môn, án phong, cột cờ, miếu Sơn Lâm chúa tướng, miếu Thủy Đức Thanh Quang, võ ca, chính điện, miếu Âm linh, miếu Thánh Nương (còn gọi là miếu Bà), miếu Tiền hiền, nhà bếp, nhà ăn.
MIẾU VÕ ĐẾ
Võ Đế Miếu (thường gọi là Chùa Ông) toạ lạc tại thôn Văn Định, xã Ninh Phú và Thiên Hậu miếu (thường gọi là Chùa Bà) tọa lạc tại 338 Trần Quý Cáp, phường Ninh Hiệp. Vào năm 1814, được sự hưởng ứng của cộng đồng người Hoa gốc Quảng Đông, ông Đàm Thành An được giao quyền thành lập Bang hội.
TUỆ THÀNH HỘI QUÁN
Miếu Bà Thiên Hậu là di tích được hình thành sớm trên vùng đất Ninh Hòa, được thiết kế theo lối kiến trúc đặc trưng của người Hoa với hai chức năng vừa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng thờ tự, vừa là hội quán hội họp của cộng đồng người Việt gốc Hoa ở Ninh Hòa.