Hotline: (0258) 3813 758

ĐÌNH ĐẠI TẬP

03/07/2018 00:00        
Đọc tin

Đình Đại Tập tọa lạc tại thôn Đại Tập, xã Ninh Thân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
* Đặc điểm của di tích:
Căn cứ trên đạo sắc phong sớm nhất mà đình Đại Tập được vua Tự Đức ban tặng cho đình vào năm 1852, ta có thể đoán định đình Đại Tập có niên đại vào cuối thế kỷ XVIII. Năm 1810, đình có tên là An Tập. Đến năm 1817, đình được đổi tên thành Đại Tập. Tên gọi “Đại Tập” xuất phát từ việc lấy tên thôn để đặt cho đình. “Đại Tập” mang ý nghĩa là sự tập hợp lớn.
Hiện tại, đình Đại Tập hiện còn bảo lưu được 05 đạo sắc phong của các vua triều Nguyễn ban tặng. Điều đáng tiếc là hiện nay cả 05 đạo sắc phong đều đã bị rách nát gần hết, không còn đầy đủ về nội dung nên không thể phiên dịch được.
- Sắc phong ngày 29 tháng 11 Tự Đức năm thứ 05 (1852).
- Sắc phong ngày 24 tháng 11 Tự Đức năm thứ 33 (1880).
- Sắc phong ngày 01 tháng 7 Đồng Khánh năm thứ 02 (1887).
- Sắc phong ngày 11 tháng 8 Duy Tân năm thứ 03 (1909).
- Sắc phong ngày 25 tháng 7 Khải Định năm thứ 09 (1924).
Từ khi khởi dựng tới nay, đình Đại Tập đã trải qua ba lần trùng tu, tôn tạo vào các năm: 1920, 1956, 1990.
Đình Đại Tập thờ các vị sau: Bản Cảnh Thành Hoàng, Thổ Công, Tiền hiền, Âm linh.
* Bố cục kiến trúc di tích:
Đình Đại Tập ở cuối thôn, tọa lạc trong khu đất có tổng diện tích 2.564,99m2, mặt tiền quay về hướng Tây Nam. Từ ngoài vào trong, đình có bố cục mặt bằng tổng thể như sau: Nghi môn, án phong, chính điện, miếu Thành hoàng (còn gọi là miếu Bà), miếu âm linh (còn gọi là miếu Cô hồn), nhà đông.
Kết cấu khung gỗ của chính điện gồm 4 cột cái và 8 cột quân. Vì nóc kết cấu theo kiểu vì kèo. Các cột cái ở chính điện được sơn màu đỏ và trang trí hình rồng cuốn tròn theo thân cột rất sinh động.

Kết cấu khung gỗ theo kiểu vì kèo ở Chính điện tại đình Đại Tập

 

Hệ mái chính điện có kết cấu 2 tầng 8 mái (mỗi tầng 4 mái gồm 2 mái trước, sau và 2 mái hồi hai bên), lợp ngói tây. Bờ nóc đắp “Lưỡng long chầu nguyệt”, các đầu đao gắn hình lân và vân mây. Trên cổ lầu trang trí rùa và chim phượng. Phần tường phía ngoài của 2 đầu kìm đắp dơi mang ý nghĩa cầu phúc.
Theo thông lệ, hàng năm vào ngày 15, 16/02 âm lịch dân làng tổ chức lễ hội cúng Xuân cầu "Quốc thái dân an" tại đình Đại Tập. Lễ hội được tổ chức trong 2 ngày 01 đêm.
* Sự kiện lịch sử diễn ra tại di tích:
Đình Đại Tập cũng là địa điểm diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương:
- Từ năm 1945 đến năm 1954: Đình Đại Tập là nơi cán bộ cách mạng tập hợp nhân dân tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đình Đại Tập cũng là nơi tập hợp nhân dân để mở lớp bình dân học vụ, nơi tiếp tế lương thực, thuốc men cho cách mạng.
Ngày 14/10/2010, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 2631/QĐ-UBND xếp hạng Đình Đại Tập là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.

Bên trong Chính điện đình Đại Tập

Trần Thị Thanh Loan

Quét mã QR để xem vị trí di tích tại đây:

                    

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá: 1
 

Tin khác

breaker
ĐÌNH PHONG THẠNH
Trong những cuộc di dân vào vùng đất Khánh Hòa, có một nhóm người gốc Bình Định đã định cư ở Suối Ré - tức làng Phong Thạnh ngày nay. Các vị tiền nhân đến khai hoang lập ấp, sinh sống ở đây đã xây dựng đình từ khi nào không ai trong làng còn nhớ rõ. Căn cứ vào sắc phong còn lưu giữ ở đình lâu đời nhất là sắc đời vua Thiệu Trị năm thứ 3 (năm 1843), có thể đoán định đình được xây dựng ....
ĐÌNH PHÚ THỌ
Đình Phú Thọ tọa lạc tại tổ dân phố Phú Thọ 3, phường Ninh Diêm, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hoà. Từ trung tâm thành phố Nha Trang theo quốc lộ 1A, đi về phía Bắc ....
ĐÌNH ĐIỀM TỊNH
Đình Điềm Tịnh ra đời, tồn tại gắn liền với những lần thay đổi mảnh đất và con người làng Điềm Tịnh ngày nay. Thuở mới lập, làng có tên là Xuân An xã; đến triều vua Thiệu Trị, làng đổi tên là làng Điềm An; sau đó, làng lại tiếp tục đổi thành làng An Thạch Đông; sau một thời gian đổi thành làng Điềm Tĩnh; đến triều vua Tự Đức, làng có tên gọi là làng Điềm Tịnh.
ĐÌNH PHONG ẤP
Đình Phong Ấp tọa lạc trong khu đất có tổng diện tích 4.060 m2, mặt tiền quay về hướng Nam. Từ ngoài vào trong, đình Phong Ấp có bố cục mặt bằng tổng thể như sau: Nghi môn, trụ cờ, án phong, ban thờ Thần Nông, miếu Khải (miếu Ông Địa), đại đình (Tiền tế - chính điện), nhà trù (nhà bếp).
ĐỊA ĐIỂM CHI TÌNH BÁO KHÁNH HÒA TẠI HÒN THỊ
Địa hình Hòn Thị là núi đá nhiều gộp liên hoàn, chiều dài từ Đông sang Tây khoảng hơn 1.200m. Trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, các lực lượng vũ trang và cơ quan dân chính Đảng của tỉnh Khánh Hòa đều đóng ở căn cứ Hòn Hèo; ở Hòn Thị là một bộ phận sản xuất của liên Trung đoàn 80 – 83 và một Tổ may quân trang thuộc Tỉnh đội Khánh Hòa
ĐÌNH PHÚ HÒA
Làng Phú Hòa được hình thành trong khoảng thời gian từ năm 1653 – 1687, các bậc Tiền hiền theo chân chúa Nguyễn vào Nam khai hoang, lập ấp và sinh sống ở đây. Đình được khởi dựng vào năm Qúy Hợi (1803). Lúc bấy giờ đình xây dựng đơn sơ, mái lợp tranh, vách đất. Đến năm Giáp Tuất (1934), dân làng xây dựng lại như hiện nay.
PHẦN MỘ THƯỢNG THƯ NGUYỄN XUÂN THỤC
Phần mộ của Thượng Thư Nguyễn Xuân Thục có diện tích 57,75m2, mặt tiền quay hướng Đông. Phía trước phần mộ là án phong. Chính giữa vòng thành là huyệt mộ của Thượng Thư Nguyễn Xuân Thục. Huyệt mộ có hình dáng một con voi quỳ với những đường nét hoa văn uốn lượn theo thân rất mỹ thuật.
ĐÌNH LĂNG BÌNH TÂY
Đình – lăng Bình Tây, thuộc thôn Bình Tây 2, phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, nằm cách trung tâm thị xã Ninh Hòa khoảng 18km về hướng Đông Bắc. Đình - lăng tọa lạc trên một địa thế đẹp ở phía Bắc của thôn, mặt hướng ra đầm, lưng tựa vào núi.
ĐÌNH THẠCH THÀNH
Đình Thạch Thành tọa lạc tại thôn Thạch Thành, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ngôi đình còn là địa điểm lực lượng cách mạng địa phương tổ chức mít tinh, vận động nhân dân ủng hộ thuốc men, lương thực…để phục vụ cho kháng chiến. Từ năm 1945 – 1954, đình Thạch Thành là nơi tập trung của lực lượng cách mạng địa phương.
ĐÌNH PHÚ THẠNH
Đình Phú Thạnh tọa lạc tại tổ dân phố Phú Thạnh, phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hoà. Ban đầu, đình được xây dựng ở giữa làng. Sau đó, không hiểu lý do gì mà ngôi đình được dời lên phía đầu làng. Đến năm Giáp Tuất (1934), ngôi đình lại được dời một lần nữa đến địa điểm hiện nay.