Hotline: (0258) 3813 758
ĐÌNH BÌNH TRUNG
17/07/2018
Đình Bình Trung hiện nay thuộc thôn Bình Trung, xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (vào thời Nguyễn là một phần đất của Bình Sơn xã, thuộc tổng Hạ, huyện Quảng Phước, phủ Bình Hòa)[1], nằm cách thĐình Bình Trung tọa lạc trên một khu đất địa thế đẹp, không gian thoáng mát giữa khu dân cư, có diện tích 910.4m2, đình quay hướng Nam.ành phố Nha Trang 63km về hướng Bắc.
CHÙA THANH TRIỀU
16/07/2018
Chùa Thanh Triều được khởi dựng vào năm Kỷ Mão (1819) do một số người Việt gốc Hoa đứng lên xây dựng, để thờ Quan Thánh Đế quân, vị thánh được thờ ở nhiều nước phương Đông, có sự giao thoa, tiếp biến với văn hóa Trung Hoa như: Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam... Ngài biểu tượng cho nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho lòng danh dự, dũng cảm trung thành. Ngoài ra, di tích còn thờ tướng quân Châu Xương và hoàng tử Quan Bình.
ĐÌNH BÌNH TÂN
16/07/2018
Đình Bình Tân, có niên đại khoảng đầu thế kỷ XIX là một trong những ngôi đình cổ trên vùng đất Khánh Hòa nói chung và vùng đất Nha Trang nói riêng. Di tích tồn tại cùng với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất ven sông Bình Tân (cửa Bé). Ngôi đình như là một minh chứng cho sự tồn tại của làng Bình Tân, trong đó hội tụ hầu như đầy đủ những giá trị văn hóa mà ông cha ta đã sáng tạo và lưu truyền cho hậu thế.
MIẾU QUAN THÁNH
11/07/2018
Miếu Quan Thánh do những người Việt gốc Hoa vùng Quảng Đông (Trung Quốc) sang sinh sống và làm ăn tại Diên Khánh xây dựng lên. Nơi định cư của người Hoa sớm nhất ở Diên Khánh là Thanh Minh (xã Diên Lạc), sau họ chuyển xuống khu vực Thành.
TRƯỜNG PHÁP - VIỆT NINH HÒA ( TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÁP- VIỆT NINH HÒA)
03/07/2018
Trường Pháp - Việt Ninh Hòa được xây dựng vào năm 1922 dưới triều vua Khải Định. Đây là ngôi trường đầu tiên của phủ Ninh Hòa (gồm hai huyện Tân Định và Quảng Phước) do chính quyền đô hộ thực dân Pháp xây dựng sau khi bãi bỏ chế độ học hành thi cử Nho học dưới triều Nguyễn năm 1919.
ĐÌNH PHÚ XƯƠNG
03/07/2018
Đình Phú Xương được xây dựng khoảng đầu thế kỷ XIX. Theo các cụ hào lão kể lại: đình Phú Xương xưa thuộc thôn Phú Toàn (sau đổi thành Phú Nhơn, huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa). Đầu tiên đình do năm dòng tộc (Trần, Lê, Nguyễn, Huỳnh, Lâm) trong làng xây dựng tại gò Bà Đỡ (nay là thôn Xuân Ngọc, xã Vĩnh Ngọc) và lấy tên làng Phú Toàn làm tên đình.
MIẾU BÀ THÁNH MẪU
03/07/2018
Miếu Bà Thánh Mẫu thuộc thôn Lạc Lợi, xã Diên Hòa, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Miếu có nhiều tên gọi khác nhau, trong đó có tên gọi gắn với truyền thuyết: xung quanh ngôi miếu có nhiều cây cổ thụ, thỉnh thoảng dân làng thấy khu vực miếu sáng rực, nhất là những đêm diễn ra lễ hội, tại miếu bà con trong vùng thấy những những ánh sáng ngũ sắc từ hướng Am Chúa (Diên Điền) bay qua rồi giáng xuống chỗ miếu, sau đó bay qua Suối Đổ hoặc ngược lại, nên dân làng gọi đây là miếu Giáng, có nghĩa Thánh Mẫu Thiên Y giáng lâm vãn cảnh nơi đây.
ĐÌNH HỘI PHÚ
03/07/2018
Đình Hội Phú tọa lạc tại thôn Hội Phú Bắc 1, xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Làng Hội Phú được thành lập vào cuối thế kỷ XVIII, lúc bấy giờ làng chỉ có 2 thôn là Hội Phú Nam và Hội Phú Bắc. Sau ngày miền Nam hoàn toàn thống nhất, để thuận lợi cho việc quản lý nên làng lại chia thành Hội Phú Nam 1, Hội Phú Nam 2, Hội Phú Bắc 1, Hội Phú Bắc 2.