Hotline: (0258) 3813 758

TRƯỜNG PHÁP - VIỆT NINH HÒA ( TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÁP- VIỆT NINH HÒA)

03/07/2018 09:35        
Đọc tin

Trường Pháp – Việt Ninh Hòa tọa lạc tại số 166 đường Trần Quý Cáp, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Trường Pháp - Việt Ninh Hòa được xây dựng vào năm 1922 dưới triều vua Khải Định. Đây là ngôi trường đầu tiên của phủ Ninh Hòa (gồm hai huyện Tân Định và Quảng Phước) do chính quyền đô hộ thực dân Pháp xây dựng sau khi bãi bỏ chế độ học hành thi cử Nho học dưới triều Nguyễn năm 1919.

Trường Pháp - Việt Ninh Hòa đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi:Từ "École Élémentaire Franco-Indigène", đến “École Primaire de Ninh Hòa", kế tiếp là ‘Trường Tiểu học Ninh Hòa " rồi đến "Trường Tiểu học Cộng đồng Ninh Hòa "(trước 1975). Sau năm 1975, trường có tên mới là "Trường Tiểu học cấp I Ninh Hiệp", rồi "Trường cấp I, II Ninh Hiệp". Tuy thay đổi nhiều tên gọi qua các thời kỳ lịch sử, nhưng nhân dân địa phương vẫn trìu mến gọi là Trường Pháp - Việt Ninh Hòa.

Trường Pháp - Việt Ninh Hòa là cơ sở giáo dục của phủ Ninh Hòa đã trải qua nhiều thế hệ giáo viên và học sinh giảng dạy, học tập. Ông Cung Quang Bào là vị Hiệu trưởng (ông Đốc) đầu tiên của trường từ năm 1923 đến 1926. Thời gian đó, thầy Ngô Đức Diễn và Dương Chước (Trợ Chước) cũng dạy học tại đây. Cả hai thầy đều là đảng viên Đảng Tân Việt - tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã tích cực tham gia hoạt động truyền bá tinh thần cách mạng cho tầng lớp thanh niên, học sinh. Thầy Dương Chước sau này là một trong những người tổ chức, lãnh đạo cuộc biểu tình ngày 16/7/1930 tại huyện Tân Định.

Trong thời gian từ năm 1930 - 1945, Trường tiểu học Ninh Hòa là trường công duy nhất của phủ, có cả học sinh của huyện Vạn Ninh (khi huyện chưa mở thêm các lớp cuối của bậc tiểu học). Đây là thời gian nhà trường trải qua nhiều hiệu trưởng và có nhiều giáo viên tận tụy hết lòng dạy dỗ học sinh. Lớp học sinh ấy của trường Tiểu học Ninh Hòa hầu hết đã xếp bút nghiên lên đường đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc khi cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ và giành thắng lợi.

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các thế hệ học sinh của trường Pháp - Việt Ninh Hòa tiếp tục thoát ly tham gia vào lực lượng vũ trang tỉnh - huyện. Học sinh đang học tại trường mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng được cha mẹ, thầy cô, giáo dục nên đã tham gia vào các tổ chức du kích bí mật. Trường Pháp - Việt Ninh Hoà là cơ sở cách mạng, là nơi dạy học cho thanh niên, học sinh giác ngộ lý tưởng cách mạng, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và đã có những người ra đi vĩnh viễn không trở về. Các thế hệ giáo viên, học sinh đã làm rạng danh cho nhà trường, gia đình cũng như quê hương Ninh Hoà. Trường Pháp - Việt Ninh Hòa không chỉ là niềm tự hào của các thế hệ thầy cô, học sinh đã từng gắn bó với nhà trường, mà còn mãi mãi là niềm tự hào của người dân Ninh Hòa về truyền thống hiếu học và truyền thống yêu quê hương đất nước.

Sau khi giải phóng miền Nam ngày 30/4/1975, thống nhất đất nước, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng đất nước, những người con của quê hương Ninh Hòa và thầy trò của trường Pháp - Việt cũng phấn đấu góp phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển quê hương. Hiện nay, trường Pháp - Việt Ninh Hòa là Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị thị xã Ninh Hòa.

Ghi nhận những giá trị lịch sử- văn hóa của Trường Pháp-Việt Ninh Hòa, ngày 07/01/2013, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Quyết định số 57/QĐ-UBND xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

Bá Trung Toản

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá: 1
 

Tin khác

breaker
CHÙA LONG SƠN
Chùa Long Sơn tọa lạc ở thôn Phú Cang 1, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (vào đầu triều Nguyễn là một phần đất của thôn Tiền Cang, thuộc tổng Hạ, huyện Quảng Phước, phủ Bình Hòa)[1]. Chùa được khởi dựng trước năm Thành Thái thứ 10 (1898). Xưa kia, di tích có tên là chùa Thánh Kinh, thờ Quan Thánh Đế Quân. Hiện nay, chùa Long Sơn chùa thờ Phật, Quan Thánh Đế Quân, năm vị trụ trì và Bồ tát Thích Quảng Đức.
ĐÌNH BÌNH TRUNG
Đình Bình Trung hiện nay thuộc thôn Bình Trung, xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (vào thời Nguyễn là một phần đất của Bình Sơn xã, thuộc tổng Hạ, huyện Quảng Phước, phủ Bình Hòa)[1], nằm cách thĐình Bình Trung tọa lạc trên một khu đất địa thế đẹp, không gian thoáng mát giữa khu dân cư, có diện tích 910.4m2, đình quay hướng Nam.ành phố Nha Trang 63km về hướng Bắc.
ĐÌNH BÌNH TÂN
Đình Bình Tân, có niên đại khoảng đầu thế kỷ XIX là một trong những ngôi đình cổ trên vùng đất Khánh Hòa nói chung và vùng đất Nha Trang nói riêng. Di tích tồn tại cùng với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất ven sông Bình Tân (cửa Bé). Ngôi đình như là một minh chứng cho sự tồn tại của làng Bình Tân, trong đó hội tụ hầu như đầy đủ những giá trị văn hóa mà ông cha ta đã sáng tạo và lưu truyền cho hậu thế.
CHÙA THANH TRIỀU
Chùa Thanh Triều được khởi dựng vào năm Kỷ Mão (1819) do một số người Việt gốc Hoa đứng lên xây dựng, để thờ Quan Thánh Đế quân, vị thánh được thờ ở nhiều nước phương Đông, có sự giao thoa, tiếp biến với văn hóa Trung Hoa như: Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam... Ngài biểu tượng cho nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho lòng danh dự, dũng cảm trung thành. Ngoài ra, di tích còn thờ tướng quân Châu Xương và hoàng tử Quan Bình.
MIẾU QUAN THÁNH
Miếu Quan Thánh do những người Việt gốc Hoa vùng Quảng Đông (Trung Quốc) sang sinh sống và làm ăn tại Diên Khánh xây dựng lên. Nơi định cư của người Hoa sớm nhất ở Diên Khánh là Thanh Minh (xã Diên Lạc), sau họ chuyển xuống khu vực Thành.
ĐÌNH PHONG THẠNH
Trong những cuộc di dân vào vùng đất Khánh Hòa, có một nhóm người gốc Bình Định đã định cư ở Suối Ré - tức làng Phong Thạnh ngày nay. Các vị tiền nhân đến khai hoang lập ấp, sinh sống ở đây đã xây dựng đình từ khi nào không ai trong làng còn nhớ rõ. Căn cứ vào sắc phong còn lưu giữ ở đình lâu đời nhất là sắc đời vua Thiệu Trị năm thứ 3 (năm 1843), có thể đoán định đình được xây dựng ....
ĐÌNH PHÚ THỌ
Đình Phú Thọ tọa lạc tại tổ dân phố Phú Thọ 3, phường Ninh Diêm, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hoà. Từ trung tâm thành phố Nha Trang theo quốc lộ 1A, đi về phía Bắc ....
ĐÌNH ĐIỀM TỊNH
Đình Điềm Tịnh ra đời, tồn tại gắn liền với những lần thay đổi mảnh đất và con người làng Điềm Tịnh ngày nay. Thuở mới lập, làng có tên là Xuân An xã; đến triều vua Thiệu Trị, làng đổi tên là làng Điềm An; sau đó, làng lại tiếp tục đổi thành làng An Thạch Đông; sau một thời gian đổi thành làng Điềm Tĩnh; đến triều vua Tự Đức, làng có tên gọi là làng Điềm Tịnh[1].
ĐÌNH TRÀ LONG
Đình Trà Long khởi dựng khoảng nửa đầu thế kỷ XIX, ở Đồng Lác, là nơi người dân đến khai hoang phát nương làm rẫy. Lúc đó, đình được dựng bằng tranh tre, nứa lá. Sau một thời gian, làng xóm phát triển và dân cư tập trung đông đúc ở khu vực Ba Ngòi, cùng lúc đình bị xuống cấp nên dân làng dời đình về khu đất gần bờ biển (xóm Trà Long cũ – phía nam cầu Trà Long hiện nay).
TRỤ SỞ UỶ BAN NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÂM THỜI HUYỆN BA NGÒI
Di tích Trụ sở UBND Cách mạng lâm thời huyện Ba Ngòi ngày nay thuộc tổ dân phố Xóm Cồn, phường Cam Linh, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Công trình kiến trúc này đã được xây dựng từ những năm 30 của thế kỷ XX và trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử cách mạng đấu tranh dành độc lập dân tộc của nhân dân ta. Trải qua thời gian, cùng với sự bào mòn của thiên nhiên và ảnh hưởng trong quá trình sử dụng nên di tích chỉ còn công trình kiến trúc tương đối nguyên vẹn.