Hotline: (0258) 3813 758
ĐÌNH ĐẠI ĐIỀN ĐÔNG
01/07/2019
Đình Đại Điền Đông mở hội khoảng 02 ngày trong tháng 3 âm lịch hàng năm; ngày, giờ tổ chức được chọn theo năm chứ không có lệ. Sau phần lễ có phần hội tổ chức các trò chơi dân gian: nhảy bao bố, đổ nước vào chai, kéo co… Ngoài ra, tháng 11 âm lịch đình tổ chức cúng Thượng điền (gác cày).
MIẾU THANH TỰ ĐÔNG
14/08/2018
Miếu Thanh Tự Đông thuộc xã Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Miếu Thanh Tự Đông do Tri phủ huyên Tân Định tên là Lê Kim Cảnh cùng các nhân hào thân sĩ đồng tâm xây dựng, ông cúng 6 sào đất và tiền quan để dựng đình.
CHÙA VẠN THIỆN
14/08/2018
Cùng với sự phát triển không ngừng của Phật giáo Việt Nam, phần đất Khánh Hòa thế kỷ XVIII có thiền sư Thiệt Diệu Liễu Quán – sư tổ phái Thiền Tông Lâm Tế miền Trung đời thứ 35, pháp đệ của ngài là Hòa thượng Thiệt Vinh - Bửu Hạnh đã theo dòng người Nam tiến Thuận Hóa đến vùng đất mới Phủ Diên Khánh lập am tranh tu hành khai sơn chùa Phụng Thùy Sơn (nay là chùa Vạn Thiện).
MIẾU THIÊN Y A NA
06/08/2018
Miếu Bà Thiên Y A Na còn có tên gọi khác là miếu Bà Đá Chồng, miếu Bà Lỗ Đá, thuộc thôn Tân Xương 2, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 20 km về phía Tây Nam (xưa là An Lộc xã, thuộc tổng Thượng, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh).
LĂNG LƯƠNG HẢI
06/08/2018
Lăng Lương Hải được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, do hai cụ Nguyễn Văn Lộc (còn gọi là ông Xù) và cụ Ngô Văn Lương người thôn Cát Ném đứng lên vận động nhân dân xây dựng. Ban đầu Lăng làm bằng mái tranh, vách đất, sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ để làng có nơi thờ Ông Nam Hải, cầu phước cho nhân dân trong làng bình an.
MIẾU TAM TÒA
06/08/2018
Theo dòng lịch sử, Miếu Tam Tòa gắn với nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu của làng cổ Phú Lộc. Từ cuối thế kỷ XVII, người Việt từ các tỉnh miền Trung đến định cư ở vùng đất dọc hai bờ sông Cái (thuộc thị trấn Diên Khánh), sớm hình thành nên những làng xóm trù phú của người Việt.
ĐÌNH VINH BÌNH
01/08/2018
Đình Vinh Bình là một công trình kiến trúc còn bảo lưu được nhiều yếu tố kiến trúc gốc; đồng thời, đình còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tâm linh, nơi gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống, những sự kiện lịch sử tiêu biểu của địa phương.
ĐÌNH TÂN PHƯỚC
31/07/2018
Đình Tân Phước được khởi dựng khoảng đầu thế kỷ XIX, do nhu cầu của cộng đồng cư dân khi đến vùng đất mới khai hoang, lập ấp. Di tích tồn tại cùng với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Khánh Hòa nói chung và người dân Vạn Ninh nói riêng.