Hotline: (0258) 3813 758

MIẾU THANH TỰ ĐÔNG

14/08/2018 00:00        
Đọc tin

Miếu Thanh Tự Đông thuộc xã Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

Miếu Thanh Tự Đông do Tri phủ huyện Tân Định tên là Lê Kim Cảnh cùng các nhân hào thân sĩ đồng tâm xây dựng, ông cúng 6 sào đất và tiền quan.

Ban đầu nơi đây thờ đức Khổng Tử, sau khi Văn Chỉ huyện Phước Điền được chuyển về Gò Sòng (Phước Tuy) vào năm 1895 thì các nhân hào, thân sĩ đã dựng miếu trên nền Văn chỉ cũ để thờ Ngũ Hành (sắc phong năm Khải Định thứ 2 (1917) phong tặng Ngũ Hành thần nữ).

Năm 1924, cùng với việc thờ phụng Ngũ Hành thì triều đình Nguyễn ban 01 sắc phong cho phép dân làng thờ cúng Thiên Y A Na Thánh Phi với mỹ tự là Dực Bảo Trung Hưng Thượng đẳng thần; từ đó vị thần chủ đạo trong miếu là Thiên Y A Na Thánh Phi, phía ngoài nghi môn đắp chữ  “Thánh Phi miếu”.

Tên gọi của miếu lấy theo tên gọi làng, sau này làng đổi tên, di tích cũng được thay đổi tên gọi;từ miếu Thanh Tự chuyển sang miếu Thanh Tự Đông; tên gọi đó tồn tại đến ngày nay.

Căn cứ vào các tài liệu còn lưu giữ tại Miếu thì di tích đã trải qua 6 lần trùng tu, sửa chữa:
1.Năm Thành Thái thứ 13 (1901);
2.Năm Thành thái thứ 17 (1905);
3.Năm Duy Tân thứ 3 (1909);
4.Năm Khải Định thứ 6 (1921);
5.Năm Bảo Đại thứ 5 (1930);
6.Năm 2009 trùng tu, sửa chữa có hiện trạng như hiện nay.

Miếu có kết cấu kiến trúc tương đối đơn giản như một số công trình tín ngưỡng trong tỉnh Khánh Hòa. Tiền tế được ngăn cách với Chánh điện thông qua hệ thống cửa gỗ kiểu “Ván bưng”. Trong Chính điện đặt 01 ban thờ, chính giữa treo bức hoành phi “Thanh Tự Miếu”  mùa Xuân năm Giáp Dần (đời vua Duy Tân).

Mặt bằng tổng thể miếu Thanh Tự Đông

 

Chính giữa Chính điện là khám thờ Hội đồng, sau là khám thờ Thần, hai bên là Tả ban và Hữu ban. Khám thờ Thần đựng 03 sắc phong mà các triều vua Nguyễn ban tặng cho Miếu được phép thờ phụng Ngũ hành thần nữ và Thiên Y Thánh Mẫu, gồm:
- Sắc Khải Định năm thứ 2 (1917) phong cho Ngũ Hành thần nữ;
- Sắc Khải Định năm thứ 9 (1924) phong cho Thiên Y A Na;
- Sắc Khải Định năm thứ 9 (1924) phong cho Ngũ Hành thần nữ;

Điểm nổi bật nhất của miếu chính là các khám thờ bằng gỗ, cả ba khám thờ đều được làm bằng gỗ tốt, sơn son thếp vàng , trên các khám thờ đều khắc chìm cặp câu đối bằng chữ Hán, chạm trổ các hình hoa văn sóng nước, các đường hồi văn, “Lưỡng long chầu nguyệt”… tinh xảo, chứa đựng giá trị nghệ thuật cao.

Bên trong miếu thờ treo nhiều cặp liễn đối do các thân hào, nhân sĩ và quan lại thời bấy giờ phụng cúng, như: Nguyên tự thừa Trương Bình Nguyên, Điển tư Nguyễn Trinh;  Chánh đội trưởng Nguyễn Tảo.

Nhà Đông là công trình kiến trúc nằm trong tổng thể miếu, có các bức hoành gỗ khắc tên tuổi những người đóng góp tu bổ, tôn tạo ngôi miếu qua các giai đoạn lịch sử. Đây được coi như hiện vật quí của di tích lịch sử ở địa phương.

Hàng năm, di tích tổ chức cúng Xuân ngày 24 và 25/2 Âm lịch, cúng Thu vào ngày 24 và 25/8 Âm lịch.

Năm 2010, Miếu Thanh Tự Đông được UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 3423/QĐ - UBND xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

                                                          Nguyễn Thị Thúy Hằng

Quét mã QR để xem vị trí di tích tại đây:

                    

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá:
 

Tin khác

breaker
ĐÌNH PHÚ VINH
Đình Phú Vinh vừa là nơi làm lễ xuất phát đánh địch ở Nha Trang, đồng thời cũng là nơi bộ đội ta rút về nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, đình Phú Vinh còn là nơi quân dân ta huấn luyện võ thuật để phục vụ cho cuộc chiến đấu 101 ngày đêm ở Mặt trận Nha Trang - Khánh Hoà (từ 23-10-1945 đến đầu tháng 2-1946).
ĐÌNH XUÂN HÒA
Đình Xuân Hòa quay về hướng Nam. Toàn bộ kiến trúc đình nằm trên mặt bằng rộng 2.352m2, bao gồm các công trình kiến trúc như sau: Nghi môn, Án phong, cột cờ, miếu Sơn Lâm chúa tướng, miếu Thủy Đức Thanh Quang, Võ ca, Chính điện, miếu Âm linh, miếu Thánh Nương (còn gọi là miếu Bà), miếu Tiền hiền, nhà bếp, nhà ăn.
ĐÌNH ĐẠI ĐIỀN ĐÔNG
Đình Đại Điền Đông mở hội khoảng 02 ngày trong tháng 3 âm lịch hàng năm; ngày, giờ tổ chức được chọn theo năm chứ không có lệ. Sau phần lễ có phần hội tổ chức các trò chơi dân gian: nhảy bao bố, đổ nước vào chai, kéo co… Ngoài ra, tháng 11 âm lịch đình tổ chức cúng Thượng điền (gác cày).
THÁC TÀ GỤ
Thác Tà Gụ thuộc thôn Tà Gụ, xã Sơn Hiệp, huyện Khánh Sơn, là huyện miền núi phía Tây tỉnh Khánh Hòa. Danh lam thắng cảnh Thác Tà Gụ còn có tên gọi khác: Thác Ta Gu, thác Ru Gou, thác Ru Gu. Theo tiếng Raglai, chữ Ta có nghĩa là đá, chữ Gu có nghĩa là đứng, hai chữ đó có nghĩa là đá đứng, nhưng phiên âm ra mọi người quen đọc là Tà Gụ và tên gọi này đã trở nên phổ biến hiện nay.
CHÙA VẠN THIỆN
Cùng với sự phát triển không ngừng của Phật giáo Việt Nam, phần đất Khánh Hòa thế kỷ XVIII có thiền sư Thiệt Diệu Liễu Quán – sư tổ phái Thiền Tông Lâm Tế miền Trung đời thứ 35, pháp đệ của ngài là Hòa thượng Thiệt Vinh - Bửu Hạnh đã theo dòng người Nam tiến Thuận Hóa đến vùng đất mới Phủ Diên Khánh lập am tranh tu hành khai sơn chùa Phụng Thùy Sơn (nay là chùa Vạn Thiện).
LĂNG LƯƠNG HẢI
Lăng Lương Hải được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, do hai cụ Nguyễn Văn Lộc (còn gọi là ông Xù) và cụ Ngô Văn Lương người thôn Cát Ném đứng lên vận động nhân dân xây dựng. Ban đầu Lăng làm bằng mái tranh, vách đất, sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ để làng có nơi thờ Ông Nam Hải, cầu phước cho nhân dân trong làng bình an.
MIẾU TAM TÒA
Theo dòng lịch sử, Miếu Tam Tòa gắn với nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu của làng cổ Phú Lộc. Từ cuối thế kỷ XVII, người Việt từ các tỉnh miền Trung đến định cư ở vùng đất dọc hai bờ sông Cái (thuộc thị trấn Diên Khánh), sớm hình thành nên những làng xóm trù phú của người Việt.
MIẾU THIÊN Y A NA
Miếu Bà Thiên Y A Na còn có tên gọi khác là miếu Bà Đá Chồng, miếu Bà Lỗ Đá, thuộc thôn Tân Xương 2, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 20 km về phía Tây Nam (xưa là An Lộc xã, thuộc tổng Thượng, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh).
ĐÌNH VINH BÌNH
Đình Vinh Bình là một công trình kiến trúc còn bảo lưu được nhiều yếu tố kiến trúc gốc; đồng thời, đình còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tâm linh, nơi gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống, những sự kiện lịch sử tiêu biểu của địa phương.
ĐÌNH TÂN PHƯỚC
Đình Tân Phước được khởi dựng khoảng đầu thế kỷ XIX, do nhu cầu của cộng đồng cư dân khi đến vùng đất mới khai hoang, lập ấp. Di tích tồn tại cùng với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Khánh Hòa nói chung và người dân Vạn Ninh nói riêng.