Hotline: (0258) 3813 758

ĐÌNH ĐẠI ĐIỀN ĐÔNG

01/07/2019 00:00        
Đọc tin

Đình Đại Điền Đông thuộc thôn Đại Điền Đông, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Trước kia là đình Đại Điền thuộc làng Đại An, vào triều vua Tự Đức, Đại Điền được chia làm 4 làng, do vậy 3 ngôi đình khác ra đời tạo thành tứ thôn Đại Điền.

Làng Đại Điền còn có tên gọi là làng Đại An, chỉ có 01 ngôi đình thờ chung, vì tình hình phát triển dân số ngày càng đông, đất đai rộng lớn, khó khăn trong việc quản lý, thời kỳ vua Tự Đức để thuận tiện trong việc quản lý, Đại Điền được chia làm 4 thôn (Đại Điền Đông, Đại Điền Tây, Đại Điền Nam, Đại Điền Trung). Chẳng những ruộng đất, dân số được chia đều cho 4 thôn mà tài sản của đình cũng được chia đều cho các làng để đem về tạo lập thôn mình. Đình Đại Điền Đông giữ lại tòa Chánh điện.

Đình được ban tặng sắc phong nhưng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đình bị đốt và số sắc phong được ban tặng đã bị tiêu hủy toàn bộ.

Đình được dựng lên để thờ Bản Cảnh Thành Hoàng; Tiền hiền khai khẩn: Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Văn Nghiệm; Hậu hiền khai cơ: Ngô Phước Khương, Đỗ Kim Bản, Triều Văn Trá, Kỵ Nương, Ngọc Khoan, phối thờ Anh linh liệt sỹ.

Đình gồm 3 công trình chính: Đại Đình, nhà Đông, miếu Tiền hiền

Đại đình được thiết kế theo kiểu chữ nhị một gian hai chái. Hiện nay, đình chỉ còn kết cấu bộ phận khung gỗ gian Chánh điện, còn lại làm bằng chất liệu vôi, cát. Đỉnh mái đắp hình “Cá chép vượt ngũ môn”.

Ngăn cách giữa Tiền tế và Chánh điện là các cửa gỗ thiết kế kiểu “Ván bưng”, phía trong chính giữa là ban thờ Hội đồng, Hai bên là ban thờ Tả ban và Hữu ban. Ban thờ Thần là 01 khám thờ bằng gỗ, đặt cỗ tam sơn khảm xà cừ; Bên trên là tấm chấn vải đời vua Tự Đức với 4 chữ Hán “Thiện Tục Khả Phong”.

Kết cấu bộ phận khung gỗ phần Chánh điện: được làm theo kiểu tứ trụ cổ lầu, vì nóc kiểu vì kèo, từ mỗi cột cái có 3 thanh kèo phụ được ăn mộng từ phần thân gần đầu cột cái đỡ lấy lực của bộ mái ăn mộng vào các bờ tường hồi của tòa Đại đình.

Năm 1946, đình là trụ sở của Ban chỉ huy quân sự Bắc Diên Khánh. Từ năm 1946 – 1949, ở đình có một Đại đội Lê Dương Âu Phi đóng giữ.

Ngày 30/10/1946, một cuộc biểu tình từ Đại Điền Trung hợp nhất với đoàn xã Diên Sơn kéo vào đình Đại Điền Đông nơi quân Pháp chiếm làm đồn. Chúng đã xua đàn lừa ra làm ngã đồng bào ta và bắt đi hơn 30 người vào đồn giam giữ. Một ngày sau, cuộc biểu tình của hơn 300 người kéo đến đồn quân đội Pháp đóng tại đình Đại Điền Đông đòi trả tự do cho những người bị bắt hôm trước. Cuối năm 1946 ,Pháp biến đình Đại Điền Đông thành nhà lao giam giữ, tra tấn, cùm kẹp tại chỗ, truy bắt, giết chóc những cán bộ cốt cán, những đảng viên trung kiên để đánh phá phong trào… Chúng lần lượt chôn sống và thủ tiêu những đảng viên tiên phong: Huỳnh Ngọc Châu, Phan Phước Trạm, Lê Trọng, Lương Ngâm, Huỳnh Bức… Các đồng chí trên bị thực dân Pháp treo cổ và bắn giết tại đình Đại Điền Đông, treo cổ trên cây sung già và chôn chung 01 huyệt nay là hồ bán nguyệt của đình.

Đình Đại Điền Đông mở hội khoảng 02 ngày trong tháng 3 Âm lịch hàng năm; ngày, giờ tổ chức được chọn theo năm chứ không có lệ. Sau phần lễ có phần hội tổ chức các trò chơi dân gian: nhảy bao bố, đổ nước vào chai, kéo co… Ngoài ra, tháng 11 Âm lịch đình tổ chức cúng Thượng điền (gác cày).

Di tích bảo lưu được lễ hội văn hóa truyền thống, thể hiện nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tiêu biểu của người dân Khánh Hòa. Đình được UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 2338 QĐ/ UBND xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh năm 2005.

                                                                             Nguyễn Thị Thúy Hằng

Quét mã QR để xem vị trí di tích tại đây:

                    

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá:
 

Tin khác

breaker
ĐÌNH TÂN MỸ
Đình Tân Mỹ là một công trình tôn giáo, tín ngưỡng mang nhiều giá trị lịch sử - văn hóa to lớn, ngoài các hoa văn, kiến trúc tiêu biểu của đình làng, còn có các tư liệu, các di vật, cổ vật như: giá trống, trống, giá chiêng, chiêng cổ, long đình, hai bộ bát bửu, tấm bảng vàng khắc ghi những người đứng ra trông nom xây dựng đình, câu đố...
ĐÌNH PHÚ VINH
Đình Phú Vinh vừa là nơi làm lễ xuất phát đánh địch ở Nha Trang, đồng thời cũng là nơi bộ đội ta rút về nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, đình Phú Vinh còn là nơi quân dân ta huấn luyện võ thuật để phục vụ cho cuộc chiến đấu 101 ngày đêm ở Mặt trận Nha Trang - Khánh Hoà (từ 23-10-1945 đến đầu tháng 2-1946).
ĐÌNH MỸ HIỆP
Điểm nhấn trong trang trí, điêu khắc trên kiến trúc đình Mỹ Hiệp, đó là hệ thống cột gỗ và bộ vì nóc được kết cấu theo kiểu “giá chiêng” hay hệ thống linh vật: Long, lân, quy, phụng, hổ, dơi…được các nghệ nhân khai thác triệt để. Hình ảnh tứ linh thể hiện dưới dạng “Lưỡng long tranh châu”, hay hình ảnh “Bát tiên”, “Tứ quý”: Tùng, trúc, cúc, mai.
ĐÌNH XUÂN HÒA
Đình Xuân Hòa quay về hướng Nam. Toàn bộ kiến trúc đình nằm trên mặt bằng rộng 2.352m2, bao gồm các công trình kiến trúc như sau: Nghi môn, Án phong, cột cờ, miếu Sơn Lâm chúa tướng, miếu Thủy Đức Thanh Quang, Võ ca, Chính điện, miếu Âm linh, miếu Thánh Nương (còn gọi là miếu Bà), miếu Tiền hiền, nhà bếp, nhà ăn.
THÁC TÀ GỤ
Thác Tà Gụ thuộc thôn Tà Gụ, xã Sơn Hiệp, huyện Khánh Sơn, là huyện miền núi phía Tây tỉnh Khánh Hòa. Danh lam thắng cảnh Thác Tà Gụ còn có tên gọi khác: Thác Ta Gu, thác Ru Gou, thác Ru Gu. Theo tiếng Raglai, chữ Ta có nghĩa là đá, chữ Gu có nghĩa là đứng, hai chữ đó có nghĩa là đá đứng, nhưng phiên âm ra mọi người quen đọc là Tà Gụ và tên gọi này đã trở nên phổ biến hiện nay.
MIẾU THANH TỰ ĐÔNG
Miếu Thanh Tự Đông thuộc xã Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Miếu Thanh Tự Đông do Tri phủ huyên Tân Định tên là Lê Kim Cảnh cùng các nhân hào thân sĩ đồng tâm xây dựng, ông cúng 6 sào đất và tiền quan để dựng đình.
CHÙA VẠN THIỆN
Cùng với sự phát triển không ngừng của Phật giáo Việt Nam, phần đất Khánh Hòa thế kỷ XVIII có thiền sư Thiệt Diệu Liễu Quán – sư tổ phái Thiền Tông Lâm Tế miền Trung đời thứ 35, pháp đệ của ngài là Hòa thượng Thiệt Vinh - Bửu Hạnh đã theo dòng người Nam tiến Thuận Hóa đến vùng đất mới Phủ Diên Khánh lập am tranh tu hành khai sơn chùa Phụng Thùy Sơn (nay là chùa Vạn Thiện).
LĂNG LƯƠNG HẢI
Lăng Lương Hải được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, do hai cụ Nguyễn Văn Lộc (còn gọi là ông Xù) và cụ Ngô Văn Lương người thôn Cát Ném đứng lên vận động nhân dân xây dựng. Ban đầu Lăng làm bằng mái tranh, vách đất, sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ để làng có nơi thờ Ông Nam Hải, cầu phước cho nhân dân trong làng bình an.
MIẾU TAM TÒA
Theo dòng lịch sử, Miếu Tam Tòa gắn với nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu của làng cổ Phú Lộc. Từ cuối thế kỷ XVII, người Việt từ các tỉnh miền Trung đến định cư ở vùng đất dọc hai bờ sông Cái (thuộc thị trấn Diên Khánh), sớm hình thành nên những làng xóm trù phú của người Việt.
MIẾU THIÊN Y A NA
Miếu Bà Thiên Y A Na còn có tên gọi khác là miếu Bà Đá Chồng, miếu Bà Lỗ Đá, thuộc thôn Tân Xương 2, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 20 km về phía Tây Nam (xưa là An Lộc xã, thuộc tổng Thượng, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh).