Hotline: (0258) 3813 758

MIẾU THIÊN Y A NA

06/08/2018 00:00        
Đọc tin

Miếu Bà Thiên Y A Na còn có tên gọi khác là miếu Bà Đá Chồng, miếu Bà Lỗ Đá, thuộc thôn Tân Xương 2, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 20 km về phía Tây Nam (xưa là An Lộc xã, thuộc tổng Thượng, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh).

Di tích được khởi dựng khoảng đầu thế kỷ XX, thờ Bà Thiên Y A Na[1] và phối thờ, công chúa Quý, hoàng tử Trí, Ngũ Hành, Sơn Lâm …

Từ khi được tạo lập đến nay, di tích đã tu bổ vào các năm: 1984, 2006, 2011.

Miếu Bà tọa lạc trên một đồi nhỏ biệt lập với khu dân cư, ở phía Tây xã Suối Cát, có tổng diện tích 3.185,5m2; quay hướng Bắc.

Mặt bằng tổng thể miếu Thiên Y A Na

 

Các công trình kiến trúc chính được bố cục như sau: Nghi môn, miếu ông Hổ, đài Địa Mẫu, Án Phong, Chính điện, miếu Ngũ Hành, miếu Thổ Địa  .

Miếu ông Hổ tại miếu Thiên Y A Na  

 

Trên Nghi môn có cặp câu đối viết bằng chữ Hán Nôm, với hai chữ đầu ghép thành tên di tích

                  Phiên âm:    Thánh Mẫu oai nghiêm phổ chiếu đạt tứ phương,
                                     Thiên Y vãng lai biến mãng thông tam giới.
                  Dịch nghĩa: [Đức mẹ] Thiên Y lai vãng biến hóa thông ba cõi,
                                    Thánh mẫu oai nghiêm chiếu tỏa khắp bốn phương.

Ban thờ Thiên Y A Na

 

Hàng năm lễ cúng được tổ chức vào ngày mồng 7 và 8 tháng 3 Âm Lịch.

Miếu không chỉ mang giá trị về kiến trúc, nghệ thuật, sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa, nơi đây còn lưu dấu một số sự kiện và nhân vật lịch sử tiêu biểu có liên quan đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Xưa kia, phía trước Chính điện có một hố rộng 2m, sâu khoảng 4 – 5m, nằm phía dưới khối đá lớn khoảng 7m3, xung quanh cây cối mọc um tùm, mặt khối đá bằng phẳng. Nơi đây từng là hầm bí mật, làm nơi trú ẩn, hội họp của cán bộ Đội Tuyên truyền Vũ trang của tỉnh, cũng là nơi kết nối giữa cơ sở cách mạng dưới đồng bằng và các khu căn cứ địa cách mạng trên núi trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Sau này, cứ mỗi lần mưa to nước chảy vào lỗ gây sạt lở nên nhân dân địa phương đã lấp đầy cát vào lỗ như mặt bằng hiện trạng ngày nay.

Năm 1963, tại di tích miếu Bà đã hình thành một cơ sở cách mạng. Lúc bấy giờ, đồng chí Nguyễn Văn Phúc được giao giữ chức vụ Đội trưởng Đội Vũ trang Tuyên truyền nhằm nắm bắt tình hình của bọn Mỹ - Ngụy phục vụ cho phong trào đấu tranh cách mạng. Để xây dựng một cơ sở cách mạng vững mạnh, kín đáo hoạt động thuận lợi trong lòng địch, đồng chí Phúc đã tuyên truyền, cổ động nhân dân cơ sở tham gia hoạt động cách mạng và đã thu hút được một lực lượng đông đảo tham gia. Tiêu biểu là các đồng chí tại cơ sở gồm: ông Trương Điệu, Trương Thị Sanh, Trần Thị Đào…  Tổ chức lấy khu vực miếu Bà Đá Chồng làm nơi để cơ sở tiếp tế lương thực, thực phẩm, thuốc men, cung cấp nhiều thông tin trong vùng địch, trực tiếp dẫn đường chỉ lối cho Đội Vũ trang Tuyên truyền. Không những vậy, đồng chí Phúc đã chỉ đạo cho cán bộ cơ sở đào nhiều hầm, tận dụng gộp đá tự nhiên dùng làm nơi trú ẩn, hội họp triển khai đường lối của cách mạng.

Miếu Thiên Y A Na tuy được xây dựng muộn, quy mô nhỏ, kết cấu kiến trúc đơn giản nhưng đây là nơi có tầm ảnh hưởng lớn đối với sinh hoạt tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Thiên Y ở huyện Cam Lâm nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung. Ngoài ra, miếu là nơi lưu dấu nhiều sự kiện, nhân vật quan trọng liên quan đến Đội Vũ trang Tuyên truyền của tỉnh trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước. Chính vì những giá trị tiêu biểu trên, năm 2012 miếu Bà Thiên Y đã được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

                                                                   Nguyễn Chí Khải

 

Quét mã QR để xem vị trí di tích tại đây:

                   

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá: 2
 

Tin khác

breaker
ĐÌNH ĐẠI ĐIỀN ĐÔNG
Đình Đại Điền Đông mở hội khoảng 02 ngày trong tháng 3 âm lịch hàng năm; ngày, giờ tổ chức được chọn theo năm chứ không có lệ. Sau phần lễ có phần hội tổ chức các trò chơi dân gian: nhảy bao bố, đổ nước vào chai, kéo co… Ngoài ra, tháng 11 âm lịch đình tổ chức cúng Thượng điền (gác cày).
MIẾU THANH TỰ ĐÔNG
Miếu Thanh Tự Đông thuộc xã Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Miếu Thanh Tự Đông do Tri phủ huyên Tân Định tên là Lê Kim Cảnh cùng các nhân hào thân sĩ đồng tâm xây dựng, ông cúng 6 sào đất và tiền quan để dựng đình.
CHÙA VẠN THIỆN
Cùng với sự phát triển không ngừng của Phật giáo Việt Nam, phần đất Khánh Hòa thế kỷ XVIII có thiền sư Thiệt Diệu Liễu Quán – sư tổ phái Thiền Tông Lâm Tế miền Trung đời thứ 35, pháp đệ của ngài là Hòa thượng Thiệt Vinh - Bửu Hạnh đã theo dòng người Nam tiến Thuận Hóa đến vùng đất mới Phủ Diên Khánh lập am tranh tu hành khai sơn chùa Phụng Thùy Sơn (nay là chùa Vạn Thiện).
LĂNG LƯƠNG HẢI
Lăng Lương Hải được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, do hai cụ Nguyễn Văn Lộc (còn gọi là ông Xù) và cụ Ngô Văn Lương người thôn Cát Ném đứng lên vận động nhân dân xây dựng. Ban đầu Lăng làm bằng mái tranh, vách đất, sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ để làng có nơi thờ Ông Nam Hải, cầu phước cho nhân dân trong làng bình an.
MIẾU TAM TÒA
Theo dòng lịch sử, Miếu Tam Tòa gắn với nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu của làng cổ Phú Lộc. Từ cuối thế kỷ XVII, người Việt từ các tỉnh miền Trung đến định cư ở vùng đất dọc hai bờ sông Cái (thuộc thị trấn Diên Khánh), sớm hình thành nên những làng xóm trù phú của người Việt.
ĐÌNH VINH BÌNH
Đình Vinh Bình là một công trình kiến trúc còn bảo lưu được nhiều yếu tố kiến trúc gốc; đồng thời, đình còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tâm linh, nơi gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống, những sự kiện lịch sử tiêu biểu của địa phương.
ĐÌNH TRƯỜNG ĐÔNG
Đình Trường Đông tọa lạc ở Tổ dân phố 2 Trường Đông, phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đình Trường Đông toạ lạc trên một khu đất bằng phẳng, quay về hướng Tây Nam, lấy cửa biển Cù Huân (cửa bé) làm “Tiền án”, lưng dựa vào ngọn núi Chụt vững chãi. Đình có tổng diện tích 1.124.9 m2 gồm nhiều hạng mục công trình: Nghi môn, Đình, Lăng, miếu Tiền hiền, miếu Thiên Y, miếu Các bác….
ĐÌNH TÂN PHƯỚC
Đình Tân Phước được khởi dựng khoảng đầu thế kỷ XIX, do nhu cầu của cộng đồng cư dân khi đến vùng đất mới khai hoang, lập ấp. Di tích tồn tại cùng với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Khánh Hòa nói chung và người dân Vạn Ninh nói riêng.
ĐÌNH PHÚ NÔNG
Đình Phú Nông là một ngôi đình cổ của vùng đất Khánh Hòa, chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, tín ngưỡng và kiến trúc nghệ thuật. Đặc biệt là về giá trị lịch sử, nơi đây đã ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.
ĐÌNH LẬP ĐỊNH
Đình Lập Định chứa đựng nhiều giá trị tiêu biểu về kiến trúc nghệ thuật, các hình tượng được trang trí trên các cấu kiện kiến trúc khá đồng nhất về mặt kỹ thuật cũng như phong cách, thể hiện tính đặc trưng truyền thống ở Khánh Hòa như: nghệ thuật đắp nổi: “Lưỡng Long chầu nguyệt”, “Hổ Phù”, “Hổ”, hoa văn cách điệu hình rồng, nghệ thuật hội họa về tranh phong cảnh đồng bằng và biển đảo