Hotline: (0258) 3813 758

ĐÌNH PHÚ NGHĨA

19/03/2018 00:00        
Đọc tin

Đình Phú Nghĩa tọa lạc tại thôn Phú Nghĩa, xã Ninh Đông, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Căn cứ vào sắc phong dưới triều vua Duy Tân năm thứ 5 (1911), ta có thể đoán định đình Phú Nghĩa được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX. Lúc mới tạo dựng, đình được làm bằng tranh tre, nứa lá thuộc xã Phú Nghĩa, huyện Tân Định. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đình Phú Nghĩa là địa điểm đóng quân của thực dân Pháp, bị nhân dân ta tấn công bọn chúng bắn phá làm cho ngôi đình hư hỏng hoàn toàn. Trải qua thời gian, đình bị xuống cấp, nhân dân đã tiến hành tu bổ vào các năm: 1958, 1994.

Đình Phú Nghĩa được dựng lên để thờ Thành Hoàng, Tiền Hiền, Hậu Thổ…

Hiện nay, đình Phú Nghĩa còn lưu giữ 02 sắc phong do các đời vua Duy Tân năm thứ 5 (1911) và Khải Định năm thứ 9 (1924) ban tặng cho Thành Hoàng làng.

Đình Phú Nghĩa tọa lạc trong khu đất có tổng diện tích 1.960 m2, mặt tiền quay về hướng Tây Nam. Từ ngoài vào trong, đình có bố cục mặt bằng tổng thể bao gồm các thành phần kiến trúc như sau: Án phong, chính điện, nhà đông, nhà bếp.

Kết cấu chịu lực chính của chính điện gồm 02 bộ vì nằm trên 04 cột cái, đình không có cột quân và cột hiên mà âm thẳng vào hệ thống tường bê tông tạo điểm tựa cho bức tường và làm cho không gian thờ tự bên trong thông thoáng hơn. Vì nóc kết cấu kiểu “vì kèo”. Phần trang trí của đình làng Phú Nghĩa không quá cầu kì và phức tạp do các thành phần tham gia kết cấu kiến trúc từ cột đến xà, đòn tay đều thanh thoát không có cảm giác nặng nề phải viện đến điêu khắc quá mức. Bộ khung gỗ với các cấu kiện như trụ cột, vì kèo, đòn tay…đều làm từ danh mộc và theo phong cách kiến trúc triều Nguyễn hầu như còn nguyên vẹn, với những mảng hoạ tiết, hoa văn sinh động theo lối kiến trúc cổ của người Việt. Các đầu dư của kẻ, quá giang…chạm khắc hình đầu rồng tinh xảo. Trên đỉnh mái và các đầu mái của đình trang trí đồ án “Lưỡng long tranh châu”, vân mây…kết cấu nội thất vững chãi, mang giá trị nghệ thuật cao.

Hàng năm, cộng đồng cư dân thôn Phú Nghĩa tổ chức lễ hội đình làng vào “Xuân Thu nhị kỳ”. Lễ Xuân kỳ tổ chức vào ngày mùng 16/02 âm lịch và lễ Thu tế tổ chức vào ngày mùng 10/10 âm lịch.

Ngày 05/12/2013, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 3092/QĐ-UBND xếp hạng di tích đình Phú Nghĩa là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

                                                                                  Trần Thị Thanh Loan

Quét mã QR để xem vị trí di tích tại đây:

                    

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá: 1
 

Tin khác

breaker
ĐÌNH VĨNH PHÚ
Đình Vĩnh Phú có niên đại khoảng giữa thế kỷ XIX, là một trong những ngôi đình hình thành sớm trên vùng Ninh Hòa. Di tích tồn tại cùng với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất. Ngôi đình là một minh chứng cho sự tồn tại của làng Vĩnh Phú xưa (nay là Tổ dân phố 11, 12 và 13), trong đó hội tụ hầu như đầy đủ những giá trị mà cha, ông ta đã sáng tạo ra và lưu truyền lại.
ĐÌNH ĐÔNG HẢI
Đình Đông Hải còn lưu giữ được khá nhiều di vật cổ. Các di vật ở đây khá phong phú về thể loại và chất liệu như: 7 sắc phong các vua triều Nguyễn ban tặng, khám rước sắc, đôi lọng, chiêng, trống, thanh la…Ngoài ra, đình cũng bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể là các nghi thức, nghi lễ cúng, bài văn cúng, bản nhạc cúng…
ĐÌNH BẰNG PHƯỚC
Đình Bằng Phước tọa lạc tại thôn Bằng Phước, xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
ĐÌNH VĂN ĐỊNH
Đình Văn Định tọa lạc bên cạnh trục đường liên xã, gần phía Tây chân núi Ổ Gà, thuộc xã Ninh Đông, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
ĐÌNH PHONG PHÚ
Đình Phong Phú tọa lạc vị trí đầu làng, mặt tiền quay về hướng Nam, trong khuôn viên có diện tích 2.420m2. Đình Phong Phú bố cục trên mặt bằng tổng thể bao gồm các công trình kiến trúc như sau: Án phong, sân đình, chính điện, nhà đông, nhà tây, miếu Âm hồn, miếu Thiên Y A Na, nhà bếp.
CHÙA PHÁP HẢI
Chùa Pháp Hải tọa lạc tại thôn Lạc Bình, xã Ninh Thọ, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Chùa Pháp Hải do ngài Thích Quảng Đức đứng ra khai sáng vào năm 1940, ban đầu chùa tọa lạc tại thôn Ngọc Sơn (xã Ninh An). Đến năm 1946, chùa bị thực dân Pháp đốt phá. Cũng trong năm 1946, chùa phải dời về thôn Lạc Bình (xã Ninh Thọ) và được dựng lại trong khuôn viên đất của một Phật tử là ông Nguyễn Văn Chất - pháp danh Đồng Trực - phát tâm cúng hiến.
CHÙA KIM LONG
Chùa Kim Long được xây dựng trong khuôn viên có tổng diện tích là 4.190m2, mặt tiền quay về hướng Tây. Từ ngoài vào trong, chùa có bố cục mặt bằng tổng thể bao gồm các thành phần kiến trúc như: Tam quan, Đài Quan Âm Bồ Tát, chính điện, nhà tổ, nhà đông, nhà tây và cổng phụ.
VĂN CHỈ NINH HÒA
Văn miếu/Văn chỉ/Văn từ là danh xưng có cùng một chức năng là nơi tôn thờ Nho giáo, tuy nhiên, chỉ khác nhau về cấp bậc ở chữ kèm theo sau là “miếu”, “chỉ”, “từ”. Theo đó, Văn miếu thuộc cấp trung ương, tỉnh, trấn; Văn từ, chỉ thuộc cấp tổng, huyện, làng, xã.
ĐÌNH HIỆP THẠNH
Đình Hiệp Thạnh tọa lạc tại thôn Hiệp Thạnh, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trước năm 1810, làng Hiệp Thạnh có tên gọi là Hương Thạnh xã (thuộc tổng Trung, huyện Tân Định, phủ Bình Hòa), gồm có hai xứ là xứ Gò Đình và xứ Cây Me. Năm 1890, Hương Thạnh xã đổi thành Hiệp Thạnh xã, Tân Định huyện, Khánh Hòa tỉnh.
ĐÌNH HỘI BÌNH
Đình Hội Bình tọa lạc tại Tổ dân phố Hội Thành, phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Tên gọi “Hội Bình” mang ý nghĩa là nơi hội tụ sự bình an.