Hotline: (0258) 3813 758
DI TÍCH CÁCH MẠNG Ở KHÁNH HÒA – VẾT TÍCH QUA THỜI GIAN
26/10/2023
Di sản cách mạng nói chung và di tích cách mạng nói riêng là những bằng chứng vật thể và phi vật thể phản ánh quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước ta từ tay Pháp (1930 – 1945), cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954), cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ thống nhất đất nước (1954 – 1975), cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc (17/2/1979), chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và công cuộc xây dựng đất nước từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay gần 1 thế kỷ.
ĐÌNH LÀNG KHÁNH HÒA – NHỮNG GỢI MỞ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐỊA PHƯƠNG
26/10/2023
Trong những năm gần đây, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, để phát triển du lịch bền vững cần có sự tương tác giữa di sản với các yếu tố đặc sắc khác của địa phương cũng như kết nối các di sản vùng ngoại vi và các vùng trung tâm du lịch lớn. Đó là trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhất là ngành có liên quan nhiều đến hoạt động du lịch như bảo tàng, bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử. Để thực hiện nhiệm vụ đó, trước hết phải có nhận thức đúng và đầy đủ về vị trí, vai trò của ngành đối với hoạt động du lịch của địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung.
TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VÀ NỮ THẦN TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA BIỂN Ở VÙNG VEN BIỂN NHA TRANG - KHÁNH HÒA
07/09/2022
Môi trường tự nhiên và xã hội đã tạo nên phương thức sống, lối ứng xử và hình thành nên môi trường văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng. Với địa hình chiếm ưu thế nổi trội về biển đảo, Nha Trang được ví như “chiếc boong tàu của Tổ quốc”, biển đảo đã chi phối mạnh mẽ trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân ven biển. Tín ngưỡng thờ Mẫu và nữ thần không những tích hợp các giá trị tín ngưỡng tâm linh, chiều sâu tâm thức mà còn ẩn chứa các giá trị văn hóa, ứng xử, cách thích nghi của con người với môi trường sinh thái biển.
TỤC THỜ CÁ ÔNG CỦA CƯ DÂN KHÁNH HÒA
01/08/2022
Tục thờ cá Ông là dạng tín ngưỡng đặc sắc trong đời sống tâm linh của cộng đồng cư dân biển đảo từ miền Trung trở vào miền Nam Việt Nam. Người dân vùng biển, nhất là ngư dân luôn kính trọng và biết ơn sinh vật này vì đã giúp đỡ họ ra khơi thuận buồm xuôi gió và đánh bắt được nhiều cá tôm. Trong tâm thức của cư dân miền biển, cá Ông đại diện cho lòng hướng thiện của nhà Phật, chuyên cứu nguy và phù hộ độ trì cho những người có công cuộc mưu sinh gắn liền với biển. Sự tôn kính và quý trọng đó đều có quá trình, ban đầu chỉ là biểu hiện của lòng tốt, sau đó như một vật linh, vị thần hộ mạng. Ngư dân kính trọng cá Ông được thể hiện trước hết qua danh xưng, sau đó là hệ thống cơ sở thờ tự phổ biến với nội hàm phong phú gồm kiến trúc, lễ hội và các nghi thức, nghi lễ chặt chẽ
ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT CỦA HÒ BÁ TRẠO Ở KHÁNH HÒA
06/07/2022
Là một trò diễn dân gian vùng Nam Trung bộ nên Hò Bá trạo (1) ở Khánh Hòa cũng hội đủ những đặc điểm của loại hình sân khấu dân gian với các hình thức diễn xướng tổng hợp như: múa, hát, nói…Hò Bá trạo ở Khánh Hòa có độ dài dao động từ 45 đến 60 phút và có nội dung, cấu trúc hết sức chặt chẽ.
Giản giới tục thờ Ngũ hành thần nữ ở Khánh Hòa
28/06/2022
Trong tín ngưỡng thờ nữ thần, mẫu thần ở Việt Nam nói chung thì Ngũ Hành thần nữ mà dân gian thường gọi là mẹ Ngũ hành hay bà Ngũ hành được thờ tự phổ biến ở các làng xã đặc biệt là tại các tỉnh ở Nam Trung bộ và Nam bộ. Đối với vùng đất Khánh Hòa, tục thờ này vẫn đang được bảo lưu và thực hành rộng rãi. Vậy tục thờ Ngũ hành thần nữ ở Khánh Hòa biểu hiện cụ thể ra sao? Các triều đại quy định điển lễ và ban tặng sắc phong đối với Ngũ Hành thần nữ như thế nào?... đó là những vấn đề cần tìm hiểu mà bài viết này mong muốn đề cập ngõ hầu góp phần nhỏ vào công tác nghiên cứu tục thờ nữ thần nói riêng và tín ngưỡng thờ mẫu nói chung.
TÍN NGƯỠNG THỜ THIÊN Y A NA Ở KHÁNH HÒA
15/06/2022
Khi vào định cư ở vùng đất mới, người Việt đã mang theo tôn giáo, tín ngưỡng của mình: Phật giáo, Thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ Mẫu… và trong quá trình cộng cư, hoà cư đó người Việt đã nhanh chóng tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những tinh hoa văn hoá người Chăm, trên cơ sở đó “sáng tạo” nên những truyền thuyết để “Việt hoá” tín ngưỡng thờ Bà Mẹ Xứ Sở của người Chăm Po Inư nagar thành Thánh Mẫu Thiên Y A Na bằng những truyền thuyết hết sức dung dị và dân gian.
Đặc điểm nội dung, nghệ thuật của truyện thơ và bài vãn ở Khánh Hòa
06/05/2022
Ở Khánh Hòa, qua khảo sát điền dã đã sưu tầm được một số bài thơ trường thiên kể chuyện về Thiên Y Thánh Mẫu rất đậm phong vị văn học dân gian của vùng đất Khánh Hòa mà nhân dân thường gọi là “bài Vãn”. Nhạc sĩ Hình Phước Liên đã có bài viết nghiên cứu về "Đặc điểm nội dung, nghệ thuật của truyện thơ và bài vãn ở Khánh Hòa" nêu rõ những đặc trưng nội dung, nghệ thuật của truyện thơ, bài vãn ở Khánh Hòa.
Di sản văn hóa
Liên kết web