Hotline: (0258) 3813 758

CHÙA BẢO LONG

03/04/2018 00:00        
Đọc tin

Chùa Bảo Long tọa lạc tại thôn Thuận Mỹ, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

 

Ngôi chùa được xây dựng từ trước thế kỷ XVIII. Tổ khai sơn chùa Bảo Long là Đạt Chiếu, hiệu Thiệt Quang thuộc dòng Lâm tế Chánh tông đời thứ 38. Thầy di cư vào vùng đất Ninh Hòa, rồi dừng chân tại đây và cất một am nhỏ lấy tên là Bửu Long Tự. Năm 1780, ông Nguyễn Văn Quy di cư vào Nam khi đến vùng đất này đã chọn nơi đây làm quê hương sinh sống, ông cùng với ông Huỳnh Văn Nhiên khai khẩn đất đai và là những người  hộ trì đắc lực cho Hòa thượng khai sơn chùa Bửu Long.

 

Hòa Thượng Thiệt Quang tu hành được một thời gian rồi viên tịch, người kế thừa là Hòa Thượng Như Châu. Trong thời gian làm trụ trì ông cho đúc Đại hồng chung vào ngày 18/2/1808 (tức năm Mậu Thìn), trên Đại hồng chung có khắc chữ Hán Nôm được phiên âm như sau:

Mậu Thìn niên nhị nguyệt thập bát nhật cát giả Bình Hòa phủ Tân Định huyện Trung tổng Mỹ Hoa xã Bảo Long tự trụ trì tăng thượng Như hạ Châu

Thổ công Huỳnh Văn Nhiên; Tiền hiền Cai cơ Nguyễn Văn Long; hương trưởng Đặng Văn Thị bổn xã quan chức…đại tiểu đẳng hòa thập phương đồng chú chung.

Dịch nghĩa:

Ngày 18 tháng 2 năm Mậu Thìn, thầy Như Châu trụ trì chùa Bảo Long, xã Mĩ Hoa, tổng Trung, huyện Tân Định, phủ Bình Hòa.

Huỳnh Văn Nhiên; Tiền Hiền Cai cơ Nguyễn Văn Long; hương trưởng Đặng Văn Thị, các quan chức bổn xã lớn nhỏ, cùng thập phương cùng đúc chuông.

Chùa Bảo Long thờ Thích Ca Mâu Ni, A Di Đà, Quan Âm, Địa Tạng, Quan Công, Châu Xương, Quan Bình, Hộ Pháp…

Chùa Bảo Long đã trải qua những lần tu bổ :

- Năm 1953 và 1988, đại tu bổ chính điện.

- Năm 1999, xây dựng lại chính điện, mái lợp ngói tây.

- Năm 2008, xây dựng nhà hậu tổ.

- Năm 2012, xây dựng nhà đông, nhà linh.

- Năm 2013, xây dựng Tượng phật A Di Đà.

Chùa có bố cục mặt bằng tổng thể như sau : Nghi môn, miếu Thiên Y A Na, Tượng Quan Âm, chính điện, nhà hậu tổ, nhà tăng, nhà đông, nhà linh.

Chùa Bảo Long quay theo hướng Nam, tọa lạc trên khu đất bằng phẳng, tổng diện tích 7.600 m2.

Hàng năm, chùa Bảo Long được tổ chức lễ Phật Đản và lễ Vu lan vào ngày Rằm tháng Giêng và tháng Bảy âm lịch. Ngoài ra, Chùa Bảo Long còn cúng lễ các ngày vía Quan âm (ngày 19/2, 19/6 âm lịch), kỵ tổ khai sơn (ngày 17/12 âm lịch), vía Phật thành đạo (ngày 8/12 âm lịch).

 

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cùng với phong trào khởi nghĩa trong cả nước, làn sóng đấu tranh của nhân dân thôn Thuận Mỹ, xã Vạn Thắng (xã Ninh Quang ngày nay) càng ngày càng mạnh mẽ, nhiều cơ sở mật của Việt Minh được hình thành, chùa Bảo Long là một trong số đó. Sau chùa, góc Đông Bắc có một cái giếng, trước đây là hai hầm bí mật, nơi trú ẩn, cất dấu lương thực, thực phẩm, đạn dược của các chiến sĩ cách mạng.

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, chính quyền cách mạng đã khôi phục lại cơ sở cách mạng bí mật này từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Phụ trách cơ sở bí mật này là đồng chí Đinh Vui - Tổ trưởng hoạt động ở khu vực Ninh Hưng và Ninh Quang ngày nay và cũng là người giác ngộ hai người cháu là ông Đinh Hòa Khánh và bà Đinh Thị Đỗ tham gia hoạt động cách mạng.

 Năm 2008, UBND tỉnh Khánh Hòa xếp hạng Chùa Bảo Long là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, tại quyết định số: 704/QĐ-UBND, ngày 19/3/2008.

Bá Trung Toản

Quét mã QR để xem vị trí di tích tại đây:

                   

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá: 1
 

Tin khác

breaker
ĐÌNH THẠCH THÀNH
Đình Thạch Thành tọa lạc tại thôn Thạch Thành, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ngôi đình còn là địa điểm lực lượng cách mạng địa phương tổ chức mít tinh, vận động nhân dân ủng hộ thuốc men, lương thực…để phục vụ cho kháng chiến. Từ năm 1945 – 1954, đình Thạch Thành là nơi tập trung của lực lượng cách mạng địa phương.
ĐÌNH PHÚ THẠNH
Đình Phú Thạnh tọa lạc tại tổ dân phố Phú Thạnh, phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hoà. Ban đầu, đình được xây dựng ở giữa làng. Sau đó, không hiểu lý do gì mà ngôi đình được dời lên phía đầu làng. Đến năm Giáp Tuất (1934), ngôi đình lại được dời một lần nữa đến địa điểm hiện nay.
ĐÌNH THẠNH MỸ
Đình Thạnh Mỹ quay theo hướng Đông, nằm trong khuôn viên đất với tổng diện tích: 1.240 m2. Đình được xây dựng theo kết cấu kiểu “Tam Sơn” với chính điện ở giữa cao hơn, hai bên là nhà đông và nhà tây.
ĐÌNH THUẬN MỸ
Đình Thuận Mỹ tọa lạc thôn Thuận Mỹ, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Đình Thuận Mỹ được xây dựng đầu thế kỷ XIX, các kiến trúc trang trí mỹ thuật, hội hoạ, điêu khắc tinh xảo, cảnh sắc thiên nhiên giàu tính dân gian, sinh động, có giá trị thẩm mỹ trong việc nghiên cứu về cuộc sống vật chất, tinh thần của nhân dân địa phương.
ĐÌNH VĨNH PHÚ
Đình Vĩnh Phú có niên đại khoảng giữa thế kỷ XIX, là một trong những ngôi đình hình thành sớm trên vùng Ninh Hòa. Di tích tồn tại cùng với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất. Ngôi đình là một minh chứng cho sự tồn tại của làng Vĩnh Phú xưa (nay là Tổ dân phố 11, 12 và 13), trong đó hội tụ hầu như đầy đủ những giá trị mà cha, ông ta đã sáng tạo ra và lưu truyền lại.
ĐÌNH ĐÔNG HẢI
Đình Đông Hải còn lưu giữ được khá nhiều di vật cổ. Các di vật ở đây khá phong phú về thể loại và chất liệu như: 7 sắc phong các vua triều Nguyễn ban tặng, khám rước sắc, đôi lọng, chiêng, trống, thanh la…Ngoài ra, đình cũng bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể là các nghi thức, nghi lễ cúng, bài văn cúng, bản nhạc cúng…
ĐÌNH BẰNG PHƯỚC
Đình Bằng Phước tọa lạc tại thôn Bằng Phước, xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
ĐÌNH VĂN ĐỊNH
Đình Văn Định tọa lạc bên cạnh trục đường liên xã, gần phía Tây chân núi Ổ Gà, thuộc xã Ninh Đông, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
ĐÌNH PHÚ NGHĨA
Đình Phú Nghĩa tọa lạc tại thôn Phú Nghĩa, xã Ninh Đông, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Đình Phú Nghĩa được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX. Lúc mới tạo dựng, đình được làm bằng tranh tre, nứa lá thuộc xã Phú Nghĩa, huyện Tân Định.
ĐÌNH PHONG PHÚ
Đình Phong Phú tọa lạc vị trí đầu làng, mặt tiền quay về hướng Nam, trong khuôn viên có diện tích 2.420m2. Đình Phong Phú bố cục trên mặt bằng tổng thể bao gồm các công trình kiến trúc như sau: Án phong, sân đình, chính điện, nhà đông, nhà tây, miếu Âm hồn, miếu Thiên Y A Na, nhà bếp.