Hotline: (0258) 3813 758

ĐÌNH PHƯỚC TUY

27/02/2018 00:00        
Đọc tin

Đình Phước Tuy tọa lạc tại thôn Phước Tuy 2, xã Diên Phước, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

Theo lời truyền khẩu của các hào lão, trước kia đình xây dựng tại khu đất cây Da (cách địa điểm hiện nay khoảng 200m về hướng Tây Nam), lúc bấy giờ đình được làm bằng gỗ, vách tường gạch, vôi vữa, mái lợp ngói âm dương. Đình được khởi dựng từ đời nào thì không rõ và cũng không có có tư liệu nào để lại. Căn cứ vào sắc phong sớm nhất hiện nay còn lưu giữ tại đình vào đời vua Tự Đắc thứ 5 (1852), như vậy có thể thấy rằng đình đã có trước năm 1852.

Trải qua thời gian, đình tu bổ vào những năm như sau:
- Năm 1969, đình hư hỏng nặng, nhân dân xây dựng lại toàn bộ ngôi đình;
- Năm 1983, nhân dân đóng góp công của tu bổ lại;
- Năm 1984, xây dựng miếu Bà Thiên Y A Na và án phong;
- Năm 1989, xây dựng nhà đông;
- Năm 2002, xây dựng nghi môn.

Đình Phước Tuy hiện còn lưu giữ được 10 sắc phong do các vua triều Nguyễn ban tặng:
- Sắc Tự Đức năm thứ 5 (1852) ban cho Thiên Y A Na;
- Sắc Tự Đức năm thứ 5 (1852) ban cho Cao Các;
- Sắc Tự Đức năm thứ 5 (1852) ban cho Đại Càn Quốc gia Nam Hải tứ vị;
- Sắc Tự Đức năm thứ 33 (1852) ban cho Đại Càn Quốc gia Nam Hải tứ vị và Thiên Y A Na;
- Sắc Tự Đức năm thứ 33 (1852) ban cho Cao Các.
- Sắc Đồng Khánh năm thứ 2 (1887) ban cho Đại Càn Quốc gia Nam Hải và Thiên Y A Na;
- Sắc Đồng Khánh năm thứ 2 (1887) ban cho Cao Các;
- Sắc Duy Tân năm thứ 3 (1909) ban cho Đại Càn Quốc gia Nam Hải tứ vị và Thiên Y A Na;
- Sắc Duy Tân năm thứ 3 (1909) ban cho Cao Các;
- Sắc Khải Định năm thứ 9 (1924) ban cho Đại Càn Quốc gia Nam Hải và Thiên Y A Na.

Đình Phước Tuy là nơi thờ Cao Các (Thành Hoàng làng), Thiên Y Thánh Mẫu, Đại Càn Quốc gia Nam Hải tứ vị, Tiền hiền, Hậu hiền, Sơn lâm …

Từ ngoài nhìn vào di tích có các hạng mục công trình sau: Nghi môn, án phong, đại đình, Miếu Bà Thiên Y A Na, miếu Sơn Lâm, nhà đông.

Đình Phước Tuy tọa lạc tại khu đất với tổng diện 2.844m2, bên cạnh cánh đồng lúa của thôn Phước Tuy II. Đình quay về hướng Tây Nam, lấy núi Hòn Bà làm tiền án, dãy núi Hòn Ngang làm hậu chẩm.

Tiền tế xây dựng trước chính điện, theo kiểu tường hồi bít đốc. Chính điện xây dựng kiểu cổ lầu, bờ nóc cổ lầu được trang trí “Lưỡng long tranh châu”, bờ dải trang trí vân mây cách điệu, bốn mặt trang trí các tranh vẽ hình tứ linh.

 

Chính điện đình Phước Tuy

 

Đình Phước Tuy tổ chức cúng Xuân vào ngày 19 và 20 tháng 3 (Âm lịch) hàng năm.

Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược, đình là nơi hoạt động của chiến sĩ cách mạng ở địa phương; năm 1946, đình là nơi đặt hòm phiếu để nhân dân địa phương đến bỏ phiếu bầu cử Quốc hội đầu tiên.

Năm 2010, đình Phước Tuy được UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 3421/QĐ-UBND xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh.

Bá Trung Toản

Quét mã QR để xem vị trí di tích tại đây:

                     

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá: 1
 

Tin khác

breaker
MIẾU ẤP BẠCH QUA
Miếu Thiên Y A Na (miếu Ấp Bạch Qua) được nhân dân địa phương xây dựng vào thế kỷ XIX để thờ thiên Y Thánh mẫu; theo truyền thuyết Bà là người dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, dệt vải, là người che chở nhân dân khỏi thiên tai, dịch bệnh…
ĐÌNH MỸ LỘC
Đình Mỹ Lộc còn lưu giữ được khá nhiều di vật, cổ vật có giá trị, các di vật ở đây khá phong phú về thể loại và chất liệu như: 13 một sắc phong do các vua triều Nguyễn ban tặng (sắc phong sớm nhất có niên đại Tự đức năm thứ 5 năm 1852, sắc phong muộn nhất niên hiệu Khải Định năm thứ 9 năm 1924), hoành phi, câu đối, tư liệu Hán Nôm, long đình, lọng, chiêng, trống, thanh la, nghi thức, nghi lễ cúng, văn tế, nhạc lễ, trang phục tế lễ…
CHÙA ĐẠI PHƯỚC
Chùa Đại Phước là một công trình kiến trúc tôn giáo không chỉ thờ Phật mà còn thờ Thánh. Ngôi chùa còn bảo lưu được các cổ vật có giá trị về lịch sử, văn hóa và khoa học. Đặc biệt, chùa còn là địa điểm ghi dấu sự kiện lịch sử tiêu biểu của nhân dân Diên Điền nói riêng, Khánh Hòa nói chung trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968, góp phần vào thắng lợi chung của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam.
ĐÌNH QUANG THẠNH
Đình Quang Thạnh là một ngôi đình cổ trên đất Khánh Hòa, có giá trị lịch sử lâu đời, mang đậm nét cổ kính, các kiến trúc trang trí mỹ thuật, hội hoạ, điêu khắc, cảnh sắc thiên nhiên giàu tính dân gian, sinh động. Chính vì vậy, hoa văn trang trí còn có giá trị trong việc nghiên cứu về cuộc sống vật chất, tinh thần của nhân dân địa phương.
ĐÌNH NGHIỆP THÀNH
Đình Nghiệp Thành là ngôi đình có giá trị lịch sử lâu đời, mang đậm nét cổ kính và kiến trúc, các họa tiết hoa văn trang trí, chạm khắc còn được bảo lưu tương đối nguyên vẹn; các kiến trúc trang trí mỹ thuật, hội hoạ, điêu khắc hình tứ quý, tứ linh và cảnh sắc thiên nhiên giàu tính dân gian, sinh động.
ĐÌNH BÌNH KHÁNH
Đình ở phía Nam của thôn Bình Khánh, xã Diên Hòa, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Bình Khánh xưa theo sắc phong Tự Đức năm thứ năm thuộc xã An Lộc, huyện Phước Điền, đến đời Tự Đức thứ ba mươi ba là xã Bình Lộc, huyện Phước Điền và đến đời vua Duy Tân năm thứ ba thuộc xã Bình Khánh, phủ Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Theo các cụ hào lão ngày trước thôn còn có tên là làng Bình Khê.
ĐÌNH XUÂN PHÚ 2
Đình Xuân Phú 2 được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Theo sắc phong lưu giữ tại đình, dưới đời vua Khải Định 9 (1924) đình Xuân Phú thuộc xã Xuân Phú, huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hoà. Ban đầu, đình được xây dựng ở đồng Cam, chếch về phía Đông Nam của đình bây giờ. Đến năm 1941, đình được dời về địa điểm hiện nay.
ĐÌNH PHÚ KHÁNH
Đình được xây dựng ở thôn Phú Khánh Thượng, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Theo sắc phong còn lưu giữ ở miếu Thiên Y thuộc làng Phú Khánh, dưới đời vua Tự Đức năm thứ 5 (1852) đây là xã Phú Mỹ, huyện Phước Điền, và đến đời vua Duy Tân năm thứ 3 (1909) đây là xã Phú Khánh, phủ Diên Khánh. Theo sắc phong còn lưu tại đình, làng Phú Khánh dưới thời vua Khải Định là xã Phú Khánh thuộc tổng Ninh Phước, phủ Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.
ĐÌNH LẠC LỢI
Đình Lạc Lợi tọa lạc tại thôn Lạc Lợi, xã Diên Hòa, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà. Vào khoảng năm 1818, dưới thời vua Gia Long, số dân quy tụ về Lạc Lợi khai khẩn đất đai, lập làng chỉ có khoảng 16 hộ, dân phu không quá 30 người. Dân làng đã lập đình Lạc Lợi bằng tranh tre nứa lá, tọa lạc cách vị trí ngôi đình hiện nay khoảng 400m về hướng Nam của thôn.