Hotline: (0258) 3813 758
ĐÌNH TRƯỜNG LỘC
18/03/2018
Đình Trường Lộc tọa lạc tại thôn Trường Lộc, xã Ninh Hưng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
ĐÌNH QUANG ĐÔNG
18/03/2018
Đình Quang Đông tọa lạc tại thôn Quang Đông, xã Ninh Đông, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
ĐÌNH PHÚ HỮU
18/03/2018
Đình Phú Hữu được xây dựng trong khuôn viên khép kín có tổng diện tích là 1.304m2, mặt tiền nhìn về hướng Đông Nam. Từ ngoài vào trong, đình có bố cục mặt bằng tổng thể bao gồm các đơn nguyên kiến trúc như sau: Nghi môn, án phong, trụ cờ, miếu Tiền hiền, miếu Hậu Thổ, tiền tế - chính điện, nhà đông, nhà bếp, kho.
CHÙA THIÊN ÂN
01/03/2018
Chùa Thiên Ân nằm về phía Tây Bắc của làng Phước Thuận, dọc tả ngạn sông Chò; chùa quay hướng nam, xây dựng trong khuôn viên đất với tổng diện tích 4.362,6 m2. Từ ngoài vào trong, chùa có mặt bằng tổng thể như sau: Tam quan, sân chùa, Đài Quan Âm, Bia tưởng niệm Bồ tát Thích Quảng Đức, chính điện, nhà tổ, nhà đông, nhà trù.
MIẾU HỘI ĐỒNG
26/02/2018
Miếu Hội Đồng tọa lạc tại tổ dân phố Phước Đa 2, phường Ninh Đa, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Tên gọi của di tích xuất phát từ việc trước kia làng có 7 ngôi miếu nhỏ sau đó tập hợp lại thành một ngôi miếu thờ chung cho cả làng, gọi là “hội đồng”.
ĐÌNH MỸ TRẠCH
26/02/2018
Đình Mỹ Trạch được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVIII. Năm 1810, làng Mỹ Trạch có tên gọi là An Phú xã (xứ Gò Duối, Gò Găng, Bồ Đề, Gò Phước), sau đổi thành An Thạnh Đông xã (xứ Đồng Núi), thuộc tổng Hạ, huyện Tân Định, phủ Bình Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
ĐÌNH VĂN ĐỊNH
25/09/2017
Đình Văn Định tọa lạc tại thôn Văn Định, xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa. Đình được hình thành khoảng đầu thế kỷ XIX, lúc mới thành lập, đình có tên “Đình làng Văn Hòa”; đến đời vua Tự Đức thứ 33 (năm 1880), làng có tên là Văn Định nên tên đình được gọi là “Đình làng Văn Định”; đến đời vua Thành Thái thứ 2 (1890), gọi là làng/đình “Văn Định Hạ” và từ sau năm 1975 đến nay gọi là làng/đình Văn Định.
ĐÌNH CHẤP LỄ
22/09/2017
Đình Chấp Lễ được xây dựng trong khu đất cao ráo, thoáng đảng, có tổng diện tích 1.140 m2. Mặt tiền của đình Chấp Lễ quay về hướng Đông. Từ ngoài vào trong, đình có bố cục mặt bằng tổng thể như sau: Án phong, miếu Sơn Lâm, miếu Ngũ hành, chính điện, nhà đông, miếu Thiên Y, miếu Nghĩa từ.