Hotline: (0258) 3813 758

LỄ HỘI THÁP BÀ PONAGAR NĂM 2024: DIỄN RA TỪ NGÀY 28.4 VỚI NHIỀU HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA ĐẶC SẮC

22/04/2024 00:00        
Đọc tin

Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như: Lễ thay y Mẫu; lễ thả hoa đăng trên sông Cái; nghi thức rước kiệu từ Tháp Bà đi qua các tuyến đường trong khu dân cư; lễ cầu quốc thái dân an; lễ cúng Ngọ; lễ dâng hương Mẫu; lễ tế cổ truyền; lễ khai diên và lễ tôn vương.

Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Tháp Bà Ponagar trên đồi Cù Lao, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Theo Quyết định của UBND tỉnh Khánh Hòa, từ ngày 28.4 – 1.5 (tức từ ngày 20 đến 23.3 Âm lịch), tại di tích Tháp Bà Ponagar Nha Trang (Đường 2/4, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang), UBND  tỉnh Khánh Hòa  sẽ tổ chức Lễ hội Tháp Bà Ponagar.

Cụ thể, ngày 28.4 sẽ diễn ra Lễ thay y Mẫu; Lễ thả đăng có nghi thức rước kiệu, bài vị từ Tháp Bà – đường Tháp Bà – đường Cù Huân – Tháp Bà Ponagar. Ngày 29.4 sẽ diễn ra Lễ cầu Quốc thái dân an; Lễ Khai mạc và dâng hương; Lễ cúng Thí thực. Ngày 30.4 sẽ diễn ra Lễ cúng giờ Tý. Ngày 1.5 sẽ diễn ra Lễ tế cổ truyền của hào lão phường Vĩnh Phước và Đình - Lăng Cù Lao; Lễ Khai diên, Lễ Tôn vương.

Ông Trần Đức Hà, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa cho biết: Tính đến hôm nay (16.4), đã có hơn 100 đoàn khách đăng ký tham gia lễ hội, trong đó có nhiều đoàn khách đồng bào dân tộc Chăm đến từ các tỉnh gồm: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum…

Lễ hội năm nay, ngoài các nghi lễ chính thì còn có các hoạt động văn hóa  khác như: Dâng hương, hát văn, múa bóng lễ Mẫu của các đoàn hành hương; biểu diễn hát bội, các trò chơi dân gian, trình diễn kỹ thuật dệt vải, làm gốm của đồng bào Chăm…

Nhân dân hành hương về Tháp Bà Ponagar dâng lễ vật tưởng nhớ công ơn Mẹ xứ sở Thiên Y A Na

Người dân và khách hành hương từ xa đến sẽ được mời về khu vực nhà ăn để dùng bữa. Đối với đồng bào Chăm, Ban tổ chức sẽ bố trí khu vực nấu nướng riêng nhằm phù hợp với tập quán sinh hoạt.

Ngoài ra, Ban tổ chức còn niêm yết các nội quy của lễ hội trong khu vực di tích Tháp Bà Ponagar nhắc nhở mọi người thực hiện đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, cũng như nêu cao cảnh giác với các hiện tượng trộm cắp, cướp giật.

Điểm mới của Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024 được nâng tầm lên cấp độ cao hơn và do UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức quy mô lớn hơn và nhiều chương trình được chuẩn bị, đầu tư có chiều sâu.

Hằng năm vào dịp từ 20 đến 23-3 Âm lịch, con em đồng bào Chăm khắp mọi miền hành hương về Tháp Bà Ponagar dâng lễ vật cúng tế tưởng nhớ Mẹ Xứ Sở Thiên Y A Na – Người đã khai sinh ra vùng đất này. Qua đây cầu mong Mẹ Xứ Sở ban cho mùa màng tươi tốt, cây trái được mùa bội thu, người dân được bình an và khỏe mạnh.

Nghi lễ thả hoa đăng trong Lễ hội Tháp Bà Ponagar 

Không chỉ người dân địa phương, Lễ hội Tháp Bà Ponagar còn thu hút rất đông và để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách quốc tế. Mỗi năm có hàng triệu lượt du khách đến Tháp Bà Ponagar tham quan, dâng hương hành lễ. Chỉ tính riêng trong dịp Lễ hội Tháp Bà Ponagar 2023 diên ra 4 ngày, đã thu hút trên 80.000 lượt khách.

Ông Nguyễn Văn Nhuận, Giám đốc Sở VHTT tỉnh Khánh Hòa cho biết: Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang được Bộ VHTTDL đưa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL ngày 27.12.2012. Đây là lễ hội tín ngưỡng thờ Mẫu tiêu biểu được tổ chức định kỳ hằng năm tại thành phố Nha Trang, Khánh Hoà, là dịp để tưởng nhớ công ơn Bà Thiên Y Ana (Nữ thần Yang Pô Inư Nagar) – Người Mẹ Xứ sở.

Thông qua việc tổ chức lễ hội cũng nhằm góp phần nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành và Nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thông tiêu biểu, điển hình ở Khánh Hoà đến với Nhân dân, du khách trong nước và quốc tế.

Tháp Bà Ponagar là quần thể kiến trúc đền tháp Chăm được xây dựng từ giữa thế kỷ thứ VIII và do có vị trí quan trọng trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở vương quốc cổ Chăm, bởi vậy đấy là một thánh đường được triều đình trung ương quan tâm xây dựng trong nhiều thế kỷ.

Quần thể di tích kiến trúc Tháp Bà Ponagar nằm trên đồi Cù Lao, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang với tổng diện tích là 57.000m2, kéo dài theo hướng Đông – Tây, cách bờ biển khoảng 200m. Cụm di tích này có giá trị tiêu biểu về nhiều mặt, như: lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, bia ký, tôn giáo…

Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật tiêu biểu, từ năm 1979, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) đã xếp hạng Tháp Bà Ponagar là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Theo Báo Văn hóa

Xem thông tin gốc bài viết: Tại đây

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá: 1
 

Tin khác

breaker
CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH - DANH THẮNG HÒN CHỒNG - HÒN ĐỎ
Danh lam thắng cảnh Hòn Chồng - Hòn Đỏ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa là một trong những danh lam thắng cảnh đẹp, độc đáo có nhiều giá trị của vùng biển Nam Trung Bộ và đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích - danh thắng quốc gia vào ngày 15/10/1998.
BAN QUẢN LÝ DI TÍCH VĂN MIẾU DIÊN KHÁNH: PHÁT THƯỞNG CHO HỌC SINH HIẾU HẠNH, HỌC GIỎI
Ngày 25-5, tại khu di tích quốc gia Văn miếu Diên Khánh (huyện Diên Khánh), Ban quản lý di tích Văn miếu Diên Khánh tổ chức lễ thánh húy Đức Khổng Tử lần thứ 2503 và phát thưởng cho học sinh hiếu hạnh, học giỏi trong năm học 2023 - 2024.
PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN THÁP BÀ PONAGAR GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa tổ chức hội thảo khoa học “Phát huy tiềm năng giá trị di sản văn hóa Tháp Bà Ponagar với phát triển du lịch bền vững”. Tại đây, các nhà khoa học, nhà quản lý đã nêu bật được giá trị văn hóa đặc biệt của di tích này và giải pháp nhằm tiếp tục khai thác, phát huy giá trị di sản văn hóa Tháp Bà Ponagar trong phát triển du lịch.
KHAI MẠC LỄ HỘI THÁP BÀ PONAGAR NĂM 2024
Sáng 29/4 (nhằm 21/3 Âm lịch), tại Khu Di tích Tháp Bà Ponagar Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024. Dự lễ khai mạc có đồng chí Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng chí Lê Thị Thu Hằng - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, đồng chí Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đồng chí Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh cùng đông đảo người dân, khách hành hương và du khách trong và ngoài nước.
PHÁT HUY TIỀM NĂNG, GIÁ TRỊ DI SẢN THÁP BÀ PONAGAR VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
Ngày 27-4, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội thảo “Phát huy tiềm năng giá trị di sản văn hóa Tháp Bà Ponagar với phát triển du lịch bền vững”. Tham dự và chủ trì hội thảo, có ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia; Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam; Viện Nghiên cứu Văn hóa thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; cùng hơn 200 đại biểu là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, đại diện các sở, ban, ngành, địa phương, các đoàn nghệ nhân dân gian.
SẴN SÀNG KHAI HỘI THÁP BÀ PONAGAR
Những ngày này, công tác chuẩn bị cho lễ hội Tháp Bà Ponagar đang được Ban tổ chức khẩn trương thực hiện. Với nhiều nét mới trong công tác tổ chức, mùa lễ hội năm nay đang nhận được nhiều sự quan tâm của người dân, khách hành hương và du khách trong nước, quốc tế. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 28-4 đến 1-5 (tức ngày 20 đến 23-3 âm lịch) nên dự kiến số lượng người tham gia lễ hội sẽ đông hơn năm trước.
LỄ DÂNG HƯƠNG TƯỞNG NHỚ CÁC VUA HÙNG
Sáng 18-4 (nhằm ngày 10-3 Âm lịch), tại di tích Đền Hùng Vương (số 173 Ngô Gia Tự, TP.Nha Trang), diễn ra lễ dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.
KHAI MẠC LỄ HỘI AM CHÚA NĂM 2024
Sáng 9-4 (nhằm ngày 1-3 Âm lịch), tại khu di tích quốc gia Am Chúa, tọa lạc trên núi Đại An (xã Diên Điền), UBND huyện Diên Khánh tổ chức khai mạc lễ hội Am Chúa năm 2024.
PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH
Nha Trang – Khánh Hoà là một trong những thành phố du lịch của Việt Nam, nơi đây cũng vùng đất có bản sắc văn hóa độc đáo, hấp dẫn khi có sự giao thoa văn hoá giữa hai dân tộc Việt - Chăm...
THÁNG 3 Ở NINH VÂN!
Tháng 3 này ở Ninh Vân, những đóa hoa lại được thả xuống mặt biển để tưởng nhớ đến thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ tàu C235 ở bến Hòn Hèo rạng sáng 1-3-1968. 56 năm đã qua kể từ sự kiện lịch sử đó, khí phách anh hùng của những người lính trên chuyến “tàu không số” vẫn luôn được khắc ghi. Ở mảnh đất họ ngã xuống, cuộc sống đang đổi thay từng ngày.