Hotline: (0258) 3813 758

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA

05/03/2019 00:00        
Đọc tin

Hệ thống di tích là một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc, trong mỗi di tích chứa đựng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Đó là cuốn sử sống động gắn với lịch sử hình thành và phát triển của địa phương. Vì vậy, những năm qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều hoạt động để bảo tồn và phát huy giá trị di sản trên địa bàn tỉnh.

Có nhiều cách khác nhau để tiếp cận lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc, trong đó di tích lịch sử - văn hóa được quan tâm nhiều nhất. Bởi ở đó chứa đựng đầy đủ, xác thực và sinh động những giá trị của di sản văn hóa dân tộc. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Trong đó, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh được gọi chung là di tích và được chia thành: Di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân); Di tích kiến trúc nghệ thuật; Di tích khảo cổ; Danh lam thắng cảnh.


Di tích kiến trúc nghệ thuật Lăng Bà Vú- Ninh Hòa

Như một miền Trung thu nhỏ với đầy đủ những tính chất của nó - như nhận định của Giáo sư Trần Quốc Vượng rằng: Khánh Hòa đa dạng về các hệ sinh thái, về ngữ hệ, tộc người và về văn hóa, theo nghĩa rộng nhất của khái niệm này là lối sống và lề lối ứng xử với các quan hệ con người, tự nhiên, xã hội và lịch sử - Khánh Hòa có đầy đủ các bốn loại hình di tích trên. Tính đến tháng 9 năm 2018, tỉnh Khánh Hòa đã có 16 di tích được cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia và 174 di tích cấp tỉnh, được phân bố ở tất cả 9 huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa còn có 56 di tích chưa xếp hạng được nằm trong danh mục kiểm kê ở trên.


Di tích được tôn tạo và bảo tồn
[/caption]

Những năm qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều kế hoạch nhằm tôn tạo, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Cụ thể, Trung tâm đã tiến hành bàn giao số liệu, danh mục di tích cho Phòng Văn hóa – Thông tin các huyện, thị xã, thành phố tiếp nhận, quản lý theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; thực hiện hỗ trợ, hướng dẫn công tác tu bổ, bảo tồn chống xuống cấp giai đoạn 2016 – 2020 với kinh phí hỗ trợ hơn 12 tỷ đồng đã hỗ trợ tu bổ cho 12 di tích theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Bên cạnh đó, hàng năm, các lễ hội lớn gắn với di tích như lễ hội tháp Bà, lễ hội Am Chúa, giỗ Tổ Hùng Vương… được tổ chức chu đáo, trang trọng, trật tự, an toàn… đã thu hút được hàng ngàn lượt người dân và du khách.

Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, một số di tích lịch sử có hiện tượng xuống cấp. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản không chỉ là nhiệm vụ của những người làm trong nghề mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Bởi di sản văn hóa là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc, là minh chứng cho quá trình phát triển của đất nước, là tài sản có giá trị giáo dục cho thế hệ trẻ và còn là nguồn lực to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được điều đó, Trung tâm đã chú trọng đến công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau như: Xây dựng trang thông tin điện tử của Trung tâm Bảo tồn di tích với thông tin được cập nhật thường xuyên nhằm đưa tới độc giả những thông tin hữu ích về các di tích trên địa bàn tỉnh; Trưng bày chuyên đề, xuất bản sách, ảnh, tờ gấp, biểu diễn nghệ thuật truyền thống để thông qua đó quảng bá rộng rãi di sản văn hóa Việt Nam đến các nhà nghiên cứu, người dân, du khách trong và ngoài nước.


Tổ chức Hội thi tìm hiểu di sản văn hóa cấp tỉnh lần thứ I

Đặc biệt là việc phối hợp tổ chức thành công Hội thi “Tìm hiểu di sản văn hóa” trong mười năm qua đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là các em học sinh và các đoàn thể ở địa phương tham gia nhiệt tình và sôi nổi. Sau mười năm, đến năm 2017, Hội thi đã được nâng quy mô lên cấp tỉnh, tạo được hiệu ứng mạnh trong khối trường học. Hội thi thực sự là giờ học ngoại khóa, sân chơi bổ ích cho các em học sinh, khích lệ được sự tự giác tìm hiểu về di sản văn hóa dân tộc ở thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Đây cũng là cơ hội để định hướng nghề nghiệp cho những em yêu thích lịch sử, di sản văn hóa và du lịch. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng, kiến thức về công tác bảo tồn di sản, Trung tâm thường xuyên tổ chức tập huấn, tư vấn chuyên môn cho đại diện Ban quản lý di tích, các cán bộ quản lý văn hóa các huyện, xã; phối hợp với các địa phương kiểm tra di tích và khen thưởng các Ban quản lý di tích thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích… Nhờ đó, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Khánh Hòa đã từng bước đi vào đời sống nhân dân và có sức lan tỏa đến từng địa phương. Được biết, trong thời gian tới, Trung tâm tiếp tục tham mưu với ngành nhằm đề ra những giải pháp thiết thực góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Đồng thời, đang tập trung đề án bảo tồn và phát huy giá trị di tích Thành Diên Khánh, tu bổ di tích nhà làm việc A.Yersin tại Cam Lâm, xây dựng đền thờ Trần Đường ở Vạn Ninh – một trong ba “Khánh Hòa tam kiệt” của phong trào Cần Vương Khánh Hòa.

Bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa là một việc làm thiết thực để gìn giữ và lưu truyền cho thế hệ mai sau, cũng là góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./.

Nguyễn Thị Hồng Tâm

 

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá:
 

Tin khác

breaker
TÍN NGƯỠNG THỜ THIÊN Y A NA Ở KHÁNH HÒA
Khi vào định cư ở vùng đất mới, người Việt đã mang theo tôn giáo, tín ngưỡng của mình: Phật giáo, Thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ Mẫu… và trong quá trình cộng cư, hoà cư đó người Việt đã nhanh chóng tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những tinh hoa văn hoá người Chăm, trên cơ sở đó “sáng tạo” nên những truyền thuyết để “Việt hoá” tín ngưỡng thờ Bà Mẹ Xứ Sở của người Chăm Po Inư nagar thành Thánh Mẫu Thiên Y A Na bằng những truyền thuyết hết sức dung dị và dân gian.
Đặc điểm nội dung, nghệ thuật của truyện thơ và bài vãn ở Khánh Hòa
Ở Khánh Hòa, qua khảo sát điền dã đã sưu tầm được một số bài thơ trường thiên kể chuyện về Thiên Y Thánh Mẫu rất đậm phong vị văn học dân gian của vùng đất Khánh Hòa mà nhân dân thường gọi là “bài Vãn”. Nhạc sĩ Hình Phước Liên đã có bài viết nghiên cứu về "Đặc điểm nội dung, nghệ thuật của truyện thơ và bài vãn ở Khánh Hòa" nêu rõ những đặc trưng nội dung, nghệ thuật của truyện thơ, bài vãn ở Khánh Hòa.
NGHI THỨC TRÌNH DIỄN DÂNG BÔNG, MÚA BÓNG TẠI LỄ HỘI AM CHÚA
Lễ hội Am Chúa là một trong hai lễ hội lớn nhất của tỉnh Khánh Hòa, phần lễ là chính, nhưng cũng chính là phần hồn, đưa lại cho người xem nhiều say mê, suy nghĩ, đồng thời thu hút người xem bởi trong “lễ” chứa “hội”. Ở lễ hội Am Chúa, có các trình diễn nghệ thuật dân gian hết sức tiêu biểu, đặc sắc. Trước kia, trong những năm chiến tranh, lễ hội bị mai một; đến năm 1987 lễ hội Am Chúa được phục hồi và trở thành sinh hoạt văn hóa truyền thống của nhân dân Diên Khánh, Khánh Hòa nói chung.
ĐÔI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT MÚA BÓNG Ở KHÁNH HÒA
Ai về xóm Bóng quê nhà Hỏi xem điệu múa dâng Bà còn không? Thế thường tre lụn còn măng Lẽ đâu tham đó bỏ đăng cho đành...
LƯỢC KHẢO VỀ TƯ LIỆU HÁN NÔM TẠI DI TÍCH THÁP BÀ PONAGAR
Tư liệu Hán Nôm tại di tích Tháp Bà là các văn tự chữ Hán, chữ Nôm được định bản ở các thể loại sắc phong, văn bia, hoành phi, câu đối, bài vị, văn tế hiện còn tại di tích.
SẮC PHONG TRIỀU NGUYỄN VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC PHONG SẮC TỈNH KHÁNH HÒA
Năm Quý Tỵ (1653) chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần cử cai cơ Hùng Lộc làm trấn thủ và thiết lập hệ thống hành chính trên vùng đất Khánh Hòa. Cũng từ đó, các chúa Nguyễn thực hiện nhiều chính sách đãi ngộ đối với người Việt khi vào vùng đất mới khẩn hoang, lập ấp. Công cuộc di dân từ các tỉnh: Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị… ngày một mạnh mẽ.
TÍN NGƯỠNG THỜ THẦN NAM HẢI Ở KHÁNH HÒA QUA KHẢO SÁT TƯ LIỆU HÁN NÔM
Trong tín ngưỡng thờ cúng bách thần của người Việt, thì tín ngưỡng thờ thủy thần trong đó thần Nam Hải/Ông Nam Hải/Cá Ông (tức cá Voi) được người dân thờ tự phổ biến ở những vùng có ngư dân làm nghề biển. Đối với cư dân vùng biển khu vực miền Trung và Nam Trung bộ, tín ngưỡng thờ cúng thần Nam Hải vẫn được bảo lưu và thực hành trong đó có địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
VĂN BIA ĐÌNH NGỌC HỘI
Tại nhà thờ Hậu hiền đình Ngọc Hội hiện nay, còn lưu giữ được một bia đá khắc dựng vào năm Canh Thân, niên hiệu Tự Đức năm thứ 13, tức năm 1860. Bia có tiêu đề: 玉 瓚 村 碑 記 Ngọc Toản thôn bi ký – Bia ghi chép thôn Ngọc Toản.
CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAM LÂM
Cam Lâm là huyện mới thành lập theo Nghị định số 65/2007/NĐ-CP ngày 11/4/2007 của Chính phủ, huyện gồm có 13 xã và một thị trấn, diện tích tự nhiện 550,26km2, dân số trên 100 ngàn người. Cam Lâm có biển, đồng bằng và rừng, núi, đầm, phía đông giáp Biển Đông (bãi Dài dài hơn 13km); phía tây giáp các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh; phía nam giáp thành phố Cam Ranh; phía bắc giáp huyện Diên Khánh và thành phố Nha Trang.
NGƯỜI CHĂM VỚI LỄ HỘI THÁP BÀ NHA TRANG
Cùng với Thánh địa Mỹ Sơn ở phía Bắc, Tháp Bà Pô Nagar ở phía Nam trở thành hai thánh đô của vương quốc Chămpa. Kể từ thế kỷ thứ VIII, Pô Nagar trở thành thánh địa của miền Nam Chămpa, từ một đền thờ Shiva, trở thành đền thờ Mẹ xứ sở của vương quốc Chămpa và từ thế kỷ XVII được người Việt sử dụng, gìn giữ di tích như một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh.