Hotline: (0258) 3813 758

CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAM LÂM

06/07/2018 15:05        
Đọc tin

Cam Lâm là huyện mới thành lập theo Nghị định số 65/2007/NĐ-CP ngày 11/4/2007 của Chính phủ, huyện gồm có 13 xã và một thị trấn, diện tích tự nhiện 550,26km2, dân số trên 100 ngàn người.
Cam lâm có biển, đồng bằng và rừng, núi, đầm, phía đông giáp Biển Đông (bãi Dài dài hơn 13km); phía tây giáp các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh; phía nam giáp thành phố Cam Ranh; phía bắc giáp huyện Diên Khánh và thành phố Nha Trang.

Cam Lâm tuy là huyện mới được thành lập năm 2007, nhưng đây là vùng đất cổ, đã có con người sinh sống kéo dài theo chiều dài lịch sử. Qua các đợt khai quật và thám sát khảo cổ học tại di tích khảo cổ học Văn Tứ Đông, khảo cổ học Gò Rừng, khảo cổ học Trảng Cháy, khảo cổ học Tân An… của Viện Khảo Cổ học Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa thì niên đại của các di chỉ khảo cổ này cách ngày nay khoảng từ 3000 năm – 3500 năm.

Trong những năm qua, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa đã phối hợp với huyện Cam Lâm, thông qua Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa và Thể thao huyện thực hiện công tác Bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn huyện như sau:
- Phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, các xã, thị trấn kiểm kê, rà soát di tích trên địa bàn huyện Cam Lâm năm 2014 – 2015, với tổng số di tích và dấu hiệu các điểm di tích là 55 điểm, trình Ban chỉ đạo kiểm kê di tích tỉnh xem xét 44 di tích. Hiện nay, trên địa bàn huyện có hai điểm di tích thuộc di tích quốc gia Bác học A. Yersin là chùa Linh Sơn Pháp Ấn (Nhà làm việc của Bác học A. Yersin tại Suối Dầu) và khu mộ Bác học A. Yersin; 07 di tích xếp hạng cấp tỉnh và một số địa điểm di tích lịch sử cách mạng như Đồn Cửu Lợi, Đồn Vinh Bình, Căn cứ cách mạng Lỗ Vực, Sân bay Tà nỉa…
- Tuyên truyền Di sản văn hóa: thực hiện Kế hoạch liên ngành số 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL – TUĐTN, ngày 19 tháng 8 năm 2008 về việc Triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 – 2013 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Thực hiện kế hoạch này, Trung tâm Bảo tồn di tích Khánh Hòa đã phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tổ chức mỗi năm ít nhất một lần Tuyên truyền di sản văn hóa cho các đối tượng là học sinh trung học phổ thông, trung học cơ sở, Trường Giáo dục Thường xuyên, Ban quản lý các di tích đã được xếp hạng, Đoàn viên Thanh niên, Hội Phụ nữ, Thành viên Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn…

Tại huyện Cam Lâm, ngày 18 tháng 5 năm 2016, Trung tâm Bảo tồn di tích Khánh Hòa phối hợp với Trung tâm Văn hóa và Thể thao, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức Thi tìm hiểu di sản văn hóa cho 4 trường học trên địa bàn gồm: Trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám, THCS Trần Quang Khải, THCS Nguyễn Công Trứ, THCS Nguyễn Trãi; ngày 27/5 Trung tâm Bảo tồn di tích phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác Quản lý và Bảo tồn di tích cho các đối tượng là thường trực UBND, Công chức Văn hóa xã hội, Ban quản lý các di tích trên địa bàn huyện; ngày 20 tháng 7 năm 2016 phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện tổ chức Thi Tuyên truyền di sản văn hóa cho 4 xã, gồm: xã Cam Hải Đông, xã Cam Hòa, xã Cam Tân và xã Suối Cát, đối tượng dự thi là Công chức Văn hóa xã hội, Đoàn viên thanh niên, Ban quản lý di tích, Hội Liên hiệp phụ nữ.

Trong những năm qua: Công tác tu bổ di tích, công tác tu bổ tôn tạo di tích trên địa bàn huyện được các cấp chính quyền địa phương, các Ban quản lý di tích chú trọng thực hiện. Năm 2016, Trung tâm Bảo tồn di tích phối hợp với Phòng văn hóa và Thông tin kiểm tra, rà soát đề xuất một số di tích trên địa bàn huyện cần tu bổ, đề xuất Sở Văn hóa và Thể thao đưa vào kế hoạch tu bổ di tích giai đoạn 2016 – 2020.

Huyện Cam Lâm là địa phương có nhiều di tích thắng cảnh đẹp, nổi tiếng để phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và đưa vào hoạt động du lịch ở địa phương như: Bãi Dài, Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, Đầm Thủy Triều, Suối Thạch Lâm… Tuy nhiên, những danh lam thắng cảnh này cần được quảng bá sâu rộng hơn nữa để xứng tầm với giá trị của di tích thắng cảnh ở đây.

Hoàng Quý 

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá:
 

Tin khác

breaker
LƯỢC KHẢO VỀ TƯ LIỆU HÁN NÔM TẠI DI TÍCH THÁP BÀ PONAGAR
Tư liệu Hán Nôm tại di tích Tháp Bà là các văn tự chữ Hán, chữ Nôm được định bản ở các thể loại sắc phong, văn bia, hoành phi, câu đối, bài vị, văn tế hiện còn tại di tích.
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA
Hệ thống di tích là một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc, trong mỗi di tích chứa đựng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Đó là cuốn sử sống động gắn với lịch sử hình thành và phát triển của địa phương. Vì vậy, những năm qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều hoạt động để bảo tồn và phát huy giá trị di sản trên địa bàn tỉnh.
SẮC PHONG TRIỀU NGUYỄN VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC PHONG SẮC TỈNH KHÁNH HÒA
Năm Quý Tỵ (1653) chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần cử cai cơ Hùng Lộc làm trấn thủ và thiết lập hệ thống hành chính trên vùng đất Khánh Hòa. Cũng từ đó, các chúa Nguyễn thực hiện nhiều chính sách đãi ngộ đối với người Việt khi vào vùng đất mới khẩn hoang, lập ấp. Công cuộc di dân từ các tỉnh: Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị… ngày một mạnh mẽ.
TÍN NGƯỠNG THỜ THẦN NAM HẢI Ở KHÁNH HÒA QUA KHẢO SÁT TƯ LIỆU HÁN NÔM
Trong tín ngưỡng thờ cúng bách thần của người Việt, thì tín ngưỡng thờ thủy thần trong đó thần Nam Hải/Ông Nam Hải/Cá Ông (tức cá Voi) được người dân thờ tự phổ biến ở những vùng có ngư dân làm nghề biển. Đối với cư dân vùng biển khu vực miền Trung và Nam Trung bộ, tín ngưỡng thờ cúng thần Nam Hải vẫn được bảo lưu và thực hành trong đó có địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
VĂN BIA ĐÌNH NGỌC HỘI
Tại nhà thờ Hậu hiền đình Ngọc Hội hiện nay, còn lưu giữ được một bia đá khắc dựng vào năm Canh Thân, niên hiệu Tự Đức năm thứ 13, tức năm 1860. Bia có tiêu đề: 玉 瓚 村 碑 記 Ngọc Toản thôn bi ký – Bia ghi chép thôn Ngọc Toản.
NGƯỜI CHĂM VỚI LỄ HỘI THÁP BÀ NHA TRANG
Cùng với Thánh địa Mỹ Sơn ở phía Bắc, Tháp Bà Pô Nagar ở phía Nam trở thành hai thánh đô của vương quốc Chămpa. Kể từ thế kỷ thứ VIII, Pô Nagar trở thành thánh địa của miền Nam Chămpa, từ một đền thờ Shiva, trở thành đền thờ Mẹ xứ sở của vương quốc Chămpa và từ thế kỷ XVII được người Việt sử dụng, gìn giữ di tích như một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh.