Hotline: (0258) 3813 758

ĐÌNH PHÚ HỘI

03/07/2019 00:00        
Đọc tin

Di tích tọa lạc tại thôn Phú Hội, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. (xưa kia là Phú Hội Tây thôn, thuộc tổng Hạ, huyện Quảng Phước, phủ Bình Hòa). Di tích nằm cách thành phố Nha Trang 63 km về hướng bắc.

Qua nghiên cứu lịch sử đình Phú Hội chưa có một tư liệu văn bản nào đề cập đến thời gian xây dựng ngôi đình, do đó chỉ có thể dựa vào các tài liệu sắc phong của đình để đoán định niên đại một cách tương đối. Sắc phong có niên đại sớm nhất là Tự năm thứ 5 (1852) phong cho vị Bản Cảnh Thành Hoàng nên có thể xác định đình Phú Hội được xây dựng trước năm 1852. Di tích ban đầu được khởi dựng đơn giản bằng tre, nứa, mái lá. Trải quan thời gian, cộng đồng dân cư ngày càng đông đúc nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng phát triển, dân làng muốn có một ngôi đình khang trang hơn. Năm 1928, Đình được tu bổ lần thứ nhất với sự đóng góp của nhân dân (Đình được xây bằng đá vôi, lợp ngói âm dương). Năm 1967, Đình tu bổ lần thứ hai với sự đóng góp của nhân dân (nguyên vật liệu chủ yếu là gạch, xi măng, bộ khung gỗ được giữ lại, thay ngói âm dương bằng ngói tây).

Đình Phú Hội ngày nay 

Đình Phú Hội tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng có địa thế đẹp, không gian rộng, thoáng mát ở giữa thôn dưới tán vườn cây cổ thụ (đa, me, súng, gạo, xoài), có diện tích 5.312.6m2, mặt đình quay hướng Nam.

Di tích có bố cục mặt bằng tổng thể gồm: Nghi môn ngoại, nghi môn nội, án phong, sân, tiền tế, chính điện, nhà đông, nhà tây.

Ngoài nét đẹp độc đáo về nghệ thuật kiến trúc, đình Phú Hội còn bảo lưu được nhiều di vật, cổ vật có giá trị lớn về mặt lịch sử, văn hóa: tư liệu Hán Nôm, long đình, lọng, chiêng, trống, mõ, nghi thức, nghi lễ cúng, văn tế, nhạc lễ, trang phục và đặc biệt là 05 sắc phong do các vị vua triều Nguyễn phong tặng gồm:
- Sắc Tự Đức năm thứ 5 (1852) phong cho Bản cảnh Thành Hoàng;
- Sắc Tự Đức năm thứ 33 (1880) phong cho Bản cảnh Thành Hoàng;
- Sắc Đồng Khánh năm thứ 2 (1887) phong cho Bản cảnh Thành Hoàng;
- Sắc Duy Tân năm thứ 03 (1909) phong cho Bản cảnh Thành Hoàng;
- Sắc Khải Định năm thứ 09 (1924) phong cho Bản cảnh Thành Hoàng.

Hàng năm, lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày tốt tháng Ba và tháng Tám âm lịch.

Đình Phú Hội được khởi dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX, do nhu cầu của cộng đồng người dân khi đến vùng đất mới khai hoang, lập ấp. Đây là một đặc trưng truyền thống về lễ nghi tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của người dân Khánh Hòa nói chung và người dân Vạn Ninh nói riêng. Ngay từ khi mới được xây dựng, đình Phú Hội đã trở thành trung tâm sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của người dân. Di tích chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hoá và nhất là kiến trúc thời kỳ triều Nguyễn ở vùng đất Khánh Hoà. Điểm nổi bật nhất của ngôi đình là hệ thống kết cấu chịu lực bằng khung gỗ với những hoa văn trang trí tinh xảo, mang đậm phong cách truyền thống của địa phương vẫn còn được bảo lưu tại đây. Chính vì những giá trị tiêu biểu trên, đình Phú Hội đã được UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 1111/QĐ-UBND, ngày 22/4/2010 xếp hạng là Di tích cấp tỉnh.

Nguyễn Chí Khải

Quét mã QR để xem vị trí di tích tại đây:

                    

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá: 1
 

Tin khác

breaker
DI TÍCH LỊCH SỬ LƯU NIỆM DANH NHÂN TRẦN ĐƯỜNG
Di tích là địa điểm lưu niệm tưởng nhớ Tổng trấn Trần Đường, nhân vật lịch sử tiêu biểu ở Khánh Hòa trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Di tích lịch sử lưu niệm danh nhân Trần Đường gồm khu mộ và đền thờ danh nhân Trần Đường tọa lạc trong khuôn viên chùa Lương Hải.
ĐÌNH TRUNG DÕNG
Đình Trung Dõng tọa lạc tại thôn Trung Dõng, xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
ĐÌNH TÂN MỸ
Đình Tân Mỹ là một công trình tôn giáo, tín ngưỡng mang nhiều giá trị lịch sử - văn hóa to lớn, ngoài các hoa văn, kiến trúc tiêu biểu của đình làng, còn có các tư liệu, các di vật, cổ vật như: giá trống, trống, giá chiêng, chiêng cổ, long đình, hai bộ bát bửu, tấm bảng vàng khắc ghi những người đứng ra trông nom xây dựng đình, câu đố...
LĂNG QUẢNG HỘI
Lăng Quảng Hội tọa lạc tại thôn Quảng Hội II, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Vào năm 1653, có một cuộc di dân rất lớn từ các tỉnh miền Trung vào vùng đất Vạn Ninh, một bộ phận dân cư người Việt từ vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đến vùng đất mới khai hoang, lập ấp, sinh sống và dựng lăng Ông bằng tre, nứa, mái lợp lá.
LĂNG LƯƠNG HẢI
Lăng Lương Hải được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, do hai cụ Nguyễn Văn Lộc (còn gọi là ông Xù) và cụ Ngô Văn Lương người thôn Cát Ném đứng lên vận động nhân dân xây dựng. Ban đầu Lăng làm bằng mái tranh, vách đất, sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ để làng có nơi thờ Ông Nam Hải, cầu phước cho nhân dân trong làng bình an.
ĐÌNH TÂN PHƯỚC
Đình Tân Phước được khởi dựng khoảng đầu thế kỷ XIX, do nhu cầu của cộng đồng cư dân khi đến vùng đất mới khai hoang, lập ấp. Di tích tồn tại cùng với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Khánh Hòa nói chung và người dân Vạn Ninh nói riêng.
ĐÌNH LONG HÒA
Đình Long Hòa tọa lạc trên một khu đất giữa thôn, có địa thế đẹp, dưới tán cây me cổ thụ, với diện tích 1.086m2 ; mặt đình hướng đông nam. Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Long Hòa không chỉ mang nét đẹp thẩm mỹ, mà còn ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử, văn hóa to lớn ở những di sản vật thể và phi vật thể như: 02 sắc phong các vua triều Nguyễn ban gồm Tự Đức năm thứ 12 (1859) và Duy Tân năm thứ 3(1909) đều phong cho Bản Cảnh Thành Hoàng, hoành phi, cặp liễn đối gỗ, khám thờ thần, long đình, đôi lọng, chiêng, trống, sọ ông Hổ…
CHÙA LONG SƠN
Chùa Long Sơn tọa lạc ở thôn Phú Cang 1, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (vào đầu triều Nguyễn là một phần đất của thôn Tiền Cang, thuộc tổng Hạ, huyện Quảng Phước, phủ Bình Hòa)