Hotline: (0258) 3813 758

ĐÌNH HỘI KHÁNH

19/07/2018 00:00        
Đọc tin

Đình Hội Khánh tọa lạc trên đường Nguyễn Huệ, thuộc thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (xưa Hội Toàn  thôn, thuộc tổng Hạ, huyện Quảng Phước, phủ Bình Hòa)[1]. Đình cách thị trấn Vạn Giã khoảng 12km về hướng Bắc.

Qua nghiên cứu tư liệu lịch sử đình Hội Khánh, chưa có một tư liệu văn bản nào đề cập đến thời gian xây dựng ngôi đình, do đó chỉ có thể dựa vào các tài liệu sắc phong của đình để đoán định niên đại một cách tương đối. Sắc phong có niên đại sớm nhất là Thành Thái năm thứ 2 (1890), điều này có thể xác định đình Hội Khánh được xây dựng trước năm 1890. Đình ban đầu được làm đơn giản bằng, tranh, tre, nứa, lá, để thờ phụng Bản cảnh Thành hoàng và các vị thần khác.

Trải qua thời gian, với sự ảnh hưởng của thời tiết cùng với sự tàn phá của chiến tranh, ngôi đình đã bị xuống cấp, nhân dân cùng góp công, góp của nhiều lần tu bổ Đình:
- Tu bổ lần thứ nhất: Năm 1889, đình Hội Khánh bị hư hỏng nặng do thường xuyên bị thực dân Pháp bắn phá (vì nơi đây từng là địa điểm chỉ huy phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp của các ông: Nguyễn Sum, Phạm Chánh, Phạm Long), nhân dân đã góp công, góp của tu bổ lại di tích (bộ khung gỗ ở chính điện) được giữ nguyên;
- Tu bổ lần thứ hai: Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), đình Hội Khánh được dùng làm kho chứa lương thực, thực phẩm tiếp tế cho bộ đội, vì vậy di tích là mục tiêu bắn phá của địch làm cho nhiều hạng mục, công trình bị hư hại. Năm 1956, ngôi đình bị xuống cấp trầm trọng, nhân dân tiếp tục tu bổ (đợt tu bổ này chủ yếu là chính điện).
- Tu bổ lần thứ ba: Năm 1972, đình Hội Khánh đại tu bổ các hạng mục: Chính điện, nhà đông, nhà tây, miếu Thiên Y, miếu Thanh minh, án phong.

Chính điện đình Hội Khánh

Di tích tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng, địa thế đẹp ở giữa thôn, có không gian thoáng đãng, với diện tích 1.361m2, mặt đình hướng Đông Nam. Đình có bố cục mặt bằng tổng thể như sau: Án phong, miếu Thiên Y và miếu Tiêu diện Đại sĩ, tiền tế, chính điện, nhà đông, nhà tây.

Ban thờ thần tại đình Hội Khánh theo phong tục tập quán phía Bắc

Đình Hội Khánh là nơi lưu giữ nhiều di vật, cổ vật có giá trị vật thể và phi vật thể: tư liệu Hán, Nôm, khám thờ, chiêng, trống, mõ, nghi thức, nghi lễ cúng, văn tế, nhạc lễ, trang phục truyền thống hát bội. Đặc biệt, di tích còn lưu giữ ba sắc phong do các vị vua triều Nguyễn ban tặng gồm:
- Sắc Khải Định năm thứ 02 (1890) phong cho Bản cảnh Thành hoàng;
- Sắc Duy Tân năm thứ 03 (1909) phong cho Bản cảnh Thành hoàng;
- Sắc Khải Định năm thứ 09 (1924) phong cho Bản cảnh Thành hoàng.

Đặc biệt, lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức vào tháng Ba và tháng Tám âm lịch.

Ngoài giá trị nổi bật về kiến trúc nghệ thuật, di tích còn lưu dấu nhiều sự kiện lịch sử của địa phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trong phong trào Cần Vương, nơi đây từng là địa điểm chỉ huy của các ông: Nguyễn Sum, Phạm Chánh, Phạm Long (được nhân dân phong là “Quảng Phước tam hùng”) lãnh đạo phong trào chống thực dân Pháp.

Đình Hội Khánh có chung đặc điểm với các ngôi đình khác quanh vùng, di tích được tạo lập bởi cư dân các tỉnh phía Bắc theo chân chúa Nguyễn vào lập nghiệp, họ đem theo phong tục tập quán, trong đó có tục thờ cúng các vị thần ở đình, miếu, lăng…để tạo niềm tin trong cuộc sống còn nhiều khó khăn ở nơi định cư mới. Trải qua vài thế kỷ tồn tại, di tích vừa là nơi gìn giữ các tập tục văn hóa, nghi lễ tín ngưỡng truyền thống, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Không những vậy di tích còn là nơi bảo lưu nhiều giá trị tiêu biểu về kiến trúc nghệ thuật truyền thống của địa phương được thể hiện trong các hạng mục công trình đã tồn tại trong di tích hàng trăm năm qua. Chính vì những giá trị tiêu biểu trên di tích đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 1891/QĐ-UBND, ngày 06/11/2006 xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

                                                        Nguyễn Chí Khải

[1] Nguyễn Đình Đầu dịch, (1997), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Khánh Hòa, NXB TP Hồ Chí Minh.

Quét mã QR để xem vị trí di tích tại đây:

                    

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá:
 

Tin khác

breaker
ĐÌNH TÂN PHƯỚC
Đình Tân Phước được khởi dựng khoảng đầu thế kỷ XIX, do nhu cầu của cộng đồng cư dân khi đến vùng đất mới khai hoang, lập ấp. Di tích tồn tại cùng với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Khánh Hòa nói chung và người dân Vạn Ninh nói riêng.
ĐÌNH LONG HÒA
Đình Long Hòa tọa lạc trên một khu đất giữa thôn, có địa thế đẹp, dưới tán cây me cổ thụ, với diện tích 1.086m2 ; mặt đình hướng đông nam. Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Long Hòa không chỉ mang nét đẹp thẩm mỹ, mà còn ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử, văn hóa to lớn ở những di sản vật thể và phi vật thể như: 02 sắc phong các vua triều Nguyễn ban gồm Tự Đức năm thứ 12 (1859) và Duy Tân năm thứ 3(1909) đều phong cho Bản Cảnh Thành Hoàng, hoành phi, cặp liễn đối gỗ, khám thờ thần, long đình, đôi lọng, chiêng, trống, sọ ông Hổ…
CHÙA LONG SƠN
Chùa Long Sơn tọa lạc ở thôn Phú Cang 1, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (vào đầu triều Nguyễn là một phần đất của thôn Tiền Cang, thuộc tổng Hạ, huyện Quảng Phước, phủ Bình Hòa)
ĐÌNH HIỀN LƯƠNG
Ngoài giá trị về lịch sử văn hóa, nghệ thuật kiến trúc, đình Hiền Lương còn bảo lưu được nhiều di vật, cổ vật có giá trị minh chứng cho quá trình tồn tại của ngôi đình như: bát bửu (16 chiếc), long đình được chạm trổ tinh xảo, chiêng trống, mõ... Đặc biệt, đình Hiền Lương còn lưu giữ ba đạo sắc phong do các vị vua triều Nguyễn ban tặng gồm:
ĐÌNH HẢI TRIỀU
Đình Hải Triều được khởi dựng do nhu cầu của cộng đồng cư dân khi đến vùng đất mới khai hoang, lập ấp. Đây là một đặc trưng truyền thống về lễ nghi, tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của người dân Khánh Hòa nói chung và người dân Vạn Ninh nói riêng.
ĐÌNH BÌNH TRUNG
Đình Bình Trung hiện nay thuộc thôn Bình Trung, xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (vào thời Nguyễn là một phần đất của Bình Sơn xã, thuộc tổng Hạ, huyện Quảng Phước, phủ Bình Hòa)[1], nằm cách thành phố Nha Trang 63km về hướng Bắc. Đình Bình Trung tọa lạc trên một khu đất địa thế đẹp, không gian thoáng mát giữa khu dân cư, có diện tích 910.4m2, đình quay hướng Nam.
ĐÌNH QUẢNG HỘI
Đình Quảng Hội được khởi dựng trước năm 1852, để thờ Bản cảnh Thành Hoàng và các vị thần phù trợ khác. Ban đầu, Đình được xây dựng với kết cấu đơn giản, chủ yếu tận dụng từ các nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương, mái lợp tranh, vách đất.
LĂNG PHÚ HỘI
Lăng Phú Hội nằm trên một bãi cát ven biển, có diện tích 1.120m2. Từ ngoài vào trong, Lăng Phú Hội bao gồm các công trình kiến trúc như sau: Nghi môn, sân, miếu Sơn lâm, miếu Hà Bá, nghĩa trang Cá Voi, chính điện, nhà tiền hiền. Trong đó, chính điện là công trình chính của di tích với nhiều nét kiến trúc tiêu biểu đặc trưng của các lăng ở nơi đây.