Hotline: (0258) 3813 758

ĐÌNH HẢI TRIỀU

19/07/2018 00:00        
Đọc tin

Đình Hải Triều thuộc thôn Hải Triều, xã Vạn Long, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 73km về phía Bắc (xưa kia là Hải An thôn, thuộc tổng Hạ, huyện Quảng Phước, phủ Bình Hòa).

Di tích được khởi dựng khoảng đầu thế kỷ XIX, ban đầu được làm đơn giản bằng tre, nứa, mái lá, để thờ phụng Bản cảnh Thành hoàng và các vị thần khác với mong muốn phù hộ cho cuộc sống dân làng bình an, no ấm. Về sau cuộc sống dần ổn định, nhu cầu tín ngưỡng phát triển nhân dân góp công, góp của tu bổ Đình có quy mô như ngày nay.

Đình Hải Triều từ khi xây đã trải qua những lần tu bổ:
- Năm 1957, tu bổ tiền tế, chính điện;
- Năm 1972, tu bổ nhà tây;
- Năm 1998, tu bổ nhà đông;
- Năm 2002, tu bổ nghi môn, án phong;
- Năm 2005, tu bổ nhà tiền hiền.

Di tích có nhiều giá trị tiêu biểu về kiến trúc nghệ thuật.

Mặt bằng tổng thể đình Hải Triều 

 

Đình Hải Triều tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng có địa thế đẹp, không gian thoáng mát ở giữa thôn, với diện tích 737m2, mặt đình quay hướng Nam. Từ ngoài vào trong, đình có bố cục mặt bằng tổng thể như sau: Nghi môn, võ Ca, án phong, tiền tế, chính điện, nhà đông, nhà tây, nhà tiền hiền, miếu Ngũ hành.

 Ban thờ thần Thành Hoàng

 

Di tích đình Hải Triều không chỉ mang nét đẹp thẩm mỹ mà còn ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử - văn hóa, những di sản vật thể và phi vật thể được lưu giữ trong Đình như: câu đối Hán Nôm, khám thờ thần, long đình, đôi lọng, chiêng, trống; đặc biệt là bốn sắc phong các vị Vua triều Nguyễn phong tặng gồm:
-  Sắc Tự Đức năm thứ 5 (1852) phong cho Bản cảnh Thành hoàng;
-  Sắc Tự Đức năm thứ 33 (1880) phong cho Bản cảnh Thành hoàng;
-  Sắc Đồng Khánh năm thứ 02 (1887) phong cho Bản cảnh Thành hoàng;
-  Sắc Duy Tân năm thứ 03 (1909) phong cho Bản cảnh Thành hoàng.

Hàng năm, lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày tốt tháng Hai âm lịch; trong đó, hội tụ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, các nghi thức cúng lễ, văn tế, nhạc tế, trang phục tế, lễ vật tế, hát bội ...

Đình Hải Triều được khởi dựng do nhu cầu của cộng đồng cư dân khi đến vùng đất mới khai hoang, lập ấp. Đây là một đặc trưng truyền thống về lễ nghi, tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của người dân Khánh Hòa nói chung và người dân Vạn Ninh nói riêng. Di tích tồn tại cùng với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất. Ngôi đình là một minh chứng lịch sử ghi dấu một thời khai phá đất đai của các bậc tiền nhân, trong đó hội tụ hầu như đầy đủ những giá trị mà cha, ông ta đã sáng tạo ra và lưu truyền lại. Điểm nổi bật nhất của ngôi đình là hệ thống kết cấu chịu lực bằng khung gỗ với những hoa văn trang trí tinh xảo, mang đậm phong cách truyền thống của địa phương vẫn còn được bảo lưu tại đây. Với những giá trị tiêu biểu trên, di tích đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 3004/QĐ-UBND, ngày 20/11/2009 xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

                                                                Nguyễn Chí Khải

Quét mã QR để xem vị trí di tích tại đây:

                     

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá:
 

Tin khác

breaker
ĐÌNH TÂN PHƯỚC
Đình Tân Phước được khởi dựng khoảng đầu thế kỷ XIX, do nhu cầu của cộng đồng cư dân khi đến vùng đất mới khai hoang, lập ấp. Di tích tồn tại cùng với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Khánh Hòa nói chung và người dân Vạn Ninh nói riêng.
ĐÌNH LONG HÒA
Đình Long Hòa tọa lạc trên một khu đất giữa thôn, có địa thế đẹp, dưới tán cây me cổ thụ, với diện tích 1.086m2 ; mặt đình hướng đông nam. Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Long Hòa không chỉ mang nét đẹp thẩm mỹ, mà còn ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử, văn hóa to lớn ở những di sản vật thể và phi vật thể như: 02 sắc phong các vua triều Nguyễn ban gồm Tự Đức năm thứ 12 (1859) và Duy Tân năm thứ 3(1909) đều phong cho Bản Cảnh Thành Hoàng, hoành phi, cặp liễn đối gỗ, khám thờ thần, long đình, đôi lọng, chiêng, trống, sọ ông Hổ…
CHÙA LONG SƠN
Chùa Long Sơn tọa lạc ở thôn Phú Cang 1, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (vào đầu triều Nguyễn là một phần đất của thôn Tiền Cang, thuộc tổng Hạ, huyện Quảng Phước, phủ Bình Hòa)
ĐÌNH HIỀN LƯƠNG
Ngoài giá trị về lịch sử văn hóa, nghệ thuật kiến trúc, đình Hiền Lương còn bảo lưu được nhiều di vật, cổ vật có giá trị minh chứng cho quá trình tồn tại của ngôi đình như: bát bửu (16 chiếc), long đình được chạm trổ tinh xảo, chiêng trống, mõ... Đặc biệt, đình Hiền Lương còn lưu giữ ba đạo sắc phong do các vị vua triều Nguyễn ban tặng gồm:
ĐÌNH HỘI KHÁNH
Đình Hội Khánh tọa lạc trên đường Nguyễn Huệ, thuộc thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (xưa là Hội Toàn  thôn, thuộc tổng Hạ, huyện Quảng Phước, phủ Bình Hòa). Đình cách thị trấn Vạn Giã khoảng 12km về hướng Bắc.
ĐÌNH BÌNH TRUNG
Đình Bình Trung hiện nay thuộc thôn Bình Trung, xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (vào thời Nguyễn là một phần đất của Bình Sơn xã, thuộc tổng Hạ, huyện Quảng Phước, phủ Bình Hòa)[1], nằm cách thành phố Nha Trang 63km về hướng Bắc. Đình Bình Trung tọa lạc trên một khu đất địa thế đẹp, không gian thoáng mát giữa khu dân cư, có diện tích 910.4m2, đình quay hướng Nam.
ĐÌNH QUẢNG HỘI
Đình Quảng Hội được khởi dựng trước năm 1852, để thờ Bản cảnh Thành Hoàng và các vị thần phù trợ khác. Ban đầu, Đình được xây dựng với kết cấu đơn giản, chủ yếu tận dụng từ các nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương, mái lợp tranh, vách đất.
LĂNG PHÚ HỘI
Lăng Phú Hội nằm trên một bãi cát ven biển, có diện tích 1.120m2. Từ ngoài vào trong, Lăng Phú Hội bao gồm các công trình kiến trúc như sau: Nghi môn, sân, miếu Sơn lâm, miếu Hà Bá, nghĩa trang Cá Voi, chính điện, nhà tiền hiền. Trong đó, chính điện là công trình chính của di tích với nhiều nét kiến trúc tiêu biểu đặc trưng của các lăng ở nơi đây.