Hotline: (0258) 3813 758

CĂN CỨ CÁCH MẠNG HÒN DÙ

02/02/2018 00:00        
Đọc tin

Căn cứ cách mạng Hòn Dù là một quần thể núi non trùng điệp thuộc xã Khánh Trung, một phần xã Khánh Nam, xã Khánh Thượng, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.

Hòn Dù là tên ngọn núi cao nhất thuộc dãy núi trên với độ cao: Hòn Dù Đại là 1.292m, Hòn Nhọn 1.092m, Hòn Dù Tiểu 1.000m, Hòn Sả 216m và Hòn Mưa 602m. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược, khu vực Hòn Dù được chọn làm nơi đóng quân cho các cơ quan đầu não của tỉnh Khánh Hòa và huyện Khánh Vĩnh, là con đường giao thông, liên lạc, hành lang chiến lược Bắc Nam của liên khu và Trung ương

Các ngọn núi trên có nhiều hang động, gộp đá và còn là khu rừng nguyên sinh với nhiều cây cổ thụ lớn. Trên sườn núi có nhiều dòng suối nhỏ chảy về các thôn A Xây, Suối Lách, Suối Cá … như Suối Ngang, Suối Ka giang, Tà Kang, Suối Lao. Các con suối trên chảy ra hai con sông lớn của huyện Khánh Vĩnh là Sông Giang và Sông Cái.

Xung quanh Hòn Dù là vùng dân cư, phần lớn là người dân tộc Raglai. Từ đây theo đường rừng có thể liên lạc thuận tiện với các tỉnh phía tây như Lâm Đồng, Đắc Lắc và các vùng trong tỉnh như huyện Khánh Sơn, Ninh Hòa, Diên Khánh.

Từ những đặc điểm nêu trên, Hòn Dù hội tụ đủ các yếu tố để trở thành một trong những căn cứ cách mạng lớn của tỉnh Khánh Hòa trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược giai đoạn (1945 – 1975)

Căn cứ cách mạng Hòn Dù là một trong những căn cứ kháng chiến lớn của quân và dân Khánh Hòa trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 – 1975 ); đã chứng kiến và ghi dấu biết bao sự kiện lịch sử vẻ vang của Đảng và chính quyền cách mạng huyện Khánh Vĩnh nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung. Từ các cuộc họp quan trọng của Tỉnh ủy, Huyện ủy cho đến các cuộc đấu tranh anh dũng của biết bao đồng chí cách mạng khắp mọi miền đất nước cùng với đồng bào miền núi Khánh Vĩnh.

Từ khi được chọn làm căn cứ kháng chiến của quân và dân Khánh Hòa, căn cứ cách mạng Hòn Dù đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc gây dựng và phát triển phong trào cách mạng đối với đồng bào các dân tộc miền núi Khánh Hòa, giúp đồng bào tin tưởng và đi theo con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.

Căn cứ cách mạng Hòn Dù không chỉ là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc miền núi Khánh Vĩnh mà còn là biểu tượng tinh thần ý chí chiến đấu tuyệt vời của toàn thể đồng bào, chiến sĩ tỉnh Khánh Hòa.

Ngày nay toàn thể Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt là những người từng gắn bó trực tiếp với căn cứ cách mạng trong suốt 2 cuộc kháng chiến đang ra sức giữ gìn và giáo dục thành quả cách mạng đã giành được cho lớp người hôm nay và con cháu mai sau.

Với ý nghĩa như vậy, năm 2008, UBND tỉnh Khánh Hòa xếp hạng Căn cứ cách mạng Hòn Dù là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

 Hoàng Quý

 

Quét mã QR để xem vị trí di tích tại đây:

                   

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá:
 

Tin khác

breaker
ĐÌNH ĐẠI ĐIỀN TRUNG
Đình Đại Điền Trung thuộc thôn Đại Điền Trung 2 (Trung 2), xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.Dưới triều Nguyễn, Diên Điền ngày nay là một phần của xã Đại An, phủ Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, đến đời vua Tự Đức (1848 – 1883) dân số xã Đại An tăng lên nên đã được chính quyền địa phương chia thành bốn làng(thôn) thuộc xã Đại Điền: Đại Điền Đông, Đại Điền Tây, Đại Điền Nam, và Đại Điền Trung,
ĐÌNH BÍCH ĐẦM
Bích Đầm đổi tên là Biển Hải, sau năm 1954 làng đổi tên là ấp Bích Đầm, tới năm 1975 đổi tên là khóm Bích Đầm, phường Vĩnh Nguyên, quận 2, thị xã Nha Trang. Hiện nay, là tổ dân phố Bích Đầm, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
ĐÌNH PHƯỚC THẠNH
Theo khẩu truyền đình Phước Thạnh có từ trước khi khởi nghĩa Tây Sơn (1771 – 1795) , khoảng niên đại vào giữa thế kỷ XVIII. Ngày đó, đình được dựng lên bằng tranh tre, nứa lá để thờ bà Mẹ xứ  sở -Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi và thờ Bổn cảnh Thành Hoàng. Xưa kia, khu vực này thuộc thôn Dinh Thành, nay thuộc tổ 13, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
ĐÌNH SƠN THẠNH
Đình làng Sơn Thạnh còn có tên gọi khác là đình Lễ Thạnh. Do trước kia Đình Sơn Thạnh thuộc làng Lễ Thạnh; năm 1969, dân làng Lễ Thạnh dời lên thôn Cẩm Sơn, hai thôn Cẩm Sơn và Lễ Thạnh đổi tên thành thôn Sơn Thạnh và đình Lễ Thạnh đổi tên thành Đình Sơn Thạnh từ đó đến nay.
ĐÌNH VĨNH XUÂN
Đình Vĩnh Xuân trước đây là miếu thờ Thiên Y A Na, tồn tại lâu đời trên mảnh đất Vĩnh Xuân, Vĩnh Thái, đã trải qua nhiều thăng trầm cùng cuộc sống của người dân làng Vĩnh Xuân. Xưa kia, nơi đây chỉ là một gò đất cao, có vài nóc nhà tranh tre và người dân địa phương đã dựng lên một ngôi miếu nhỏ bằng tranh tre, nứa lá để thờ Thiên Y A Na, thổ địa với mong muốn phù hộ cho dân làng làm ăn sinh sống.
ĐÌNH VĂN ĐỊNH
Đình Văn Định tọa lạc tại thôn Văn Định, xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa.\r\nĐình được hình thành khoảng đầu thế kỷ XIX, lúc mới thành lập, đình có tên “Đình làng Văn Hòa”; đến đời vua Tự Đức thứ 33 (năm 1880), làng có tên là Văn Định nên tên đình được gọi là “Đình làng Văn Định”; đến đời vua Thành Thái thứ 2 (1890), gọi là làng/đình “Văn Định Hạ” và từ sau năm 1975 đến nay gọi là làng/đình Văn Định.
ĐÌNH CHẤP LỄ
Đình Chấp Lễ được xây dựng trong khu đất cao ráo, thoáng đảng, có tổng diện tích 1.140 m2. Mặt tiền của đình Chấp Lễ quay về hướng Đông. Từ ngoài vào trong, đình có bố cục mặt bằng tổng thể như sau: Án phong, miếu Sơn Lâm, miếu Ngũ hành, Chính điện, nhà đông, miếu Thiên Y, miếu Nghĩa từ.