Hotline: (0258) 3813 758

ĐÌNH KHÁNH THÀNH

23/07/2018 00:00        
Đọc tin

Đình Khánh Thành nay thuộc thôn Khánh Thành, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha trang khoảng 25km về hướng Nam. (xưa kia là xã Khánh Thành, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh)

Đình Khánh Thành được khởi năm nào thì hiện nay chưa có tư liệu thành văn nào ghi rõ.

Theo các cụ hào lão trong làng kể lại “theo truyền thuyết xưa; Vào một đêm mưa to, gió lớn  năm 1889. Khi sáng ra, trời quang, mưa tạnh, bà con dân làng ra đồng thăm lúa, nhìn thấy tại gò Cây Dúi, đồng Khánh Thành xuất hiện việc lạ: Từ xa trông thấy như nhà ai mới dựng trong đêm mưa. Người dân báo ngay cho các cụ có trách nhiệm trong làng là cụ Trần Đức Kính, Nguyễn Ngọc Quạt, Nguyễn Bụi và cụ Nguyễn Ngọc Long. Các cụ cùng dân làng đến tận nơi xem thì đó là một cái nhà bốn cột, sau khi xem kỹ còn thấy nhiều dấu chân voi to (dân gian thời đó gọi là chân ông Bồ) đang còn đọng nước. Từ đó nhân dân cho rằng nhà này do ông Bồ mang từ nơi khác về tặng cho làng Khánh Thành. Niềm tin tâm linh được nhân lên mạnh mẽ, dân làng đã cùng nhau quyên góp công sức, tiền của, tôn nền, trát vách, tôn tạo thành ngôi miếu thờ của làng đặt tên là miếu Ông) để tưởng nhớ công ơn ông Bồ cõng miếu về ban cho làng. Phát khởi từ tâm linh đó ý tưởng xây dựng đình làng Khánh Thành để có nơi thờ cúng tổ tiên, Thần Hoàng Bổn Xứ, các vị Tiền Hiền đã có công khai khẩn đất đai, quy dân lập làng, cầu cho quốc thái dân an mưa thuật gió hòa, mùa màng tươi tốt nhà nhà ấm no.”

Về niên đại của di tích, căn cứ vào những dẫn chứng trên, đặc biệt là đạo sắc phong sớm nhất vào năm Khải Định thứ 2 (1917) phong cho Thiên Y A Na Thánh Mẫu được thờ trong đình, có cơ sở để thể xác định đình Khánh Thành có niên đại khoảng cuối thế kỷ XIX; bởi vì, đình phải được xây dựng và trải qua một khoảng thời gian thờ phụng, sau đó mới được các triều vua phong sắc.

Miếu Quan Thánh tại đình Khánh Thành 

 

Đình được toàn thể nhân dân thôn Khánh Thành cùng góp tiền của, công sức dựng lên để thờ Bản Cảnh Thành Hoàng và phối thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu, Quan Thánh, Tiền hiền, Hậu hiền …

Từ khi được khởi dựng đình đã nhiều lần được tu bổ.

Đình Khánh Thành ngày nay 

 

Năm 1989, cụ Đặng Dậu vận động bà con đóng góp trùng tu, lợp mái, đưa rồng gắn trên bờ nóc, xây lại Án phong, sơn quét vôi.

Năm 2001, ngôi đình bị xuống cấp, mái bị dột nát, nhiều kiến trúc gỗ bị mối mọt, với sự vận động của các vị hào lão, nhân dân trong thôn Khánh Thành cùng nhau góp tiền của, công sức đại trùng tu ngôi đình.

Đình Khánh Thành tọa lạc trên một khu đất rộng bằng phẳng với tổng diện tích 1.511,5m2, nằm phía bắc của thôn, di tích quay hướng Đông

Từ ngoài vào trong, Đình có bố cục mặt bằng tổng thể như sau: Nghi Môn, Án Phong, Tiền tế, Hậu điện, miếu Tiền Hiền, nhà Tây, giếng nước, miếu Quan Thánh, mộ Cao Tổ.

Hiện nay, đình Khánh Thành còn lưu giữ được khá nhiều hiện vật có giá trị: khám thờ thần, đôi lọng, bộ lỗ bộ, chiêng, trống, thanh la, trang phục, lễ phục…Đặc biệt là bốn đạo sắc phong các vị Vua triều Nguyễn ban tặng gồm:
- Sắc Khải Định năm thứ 02 (1917) phong cho Thiên Y A Na;
- Sắc Khải Định năm thứ 09 (1924) phong cho Thiên Y A Na;
- Sắc Khải Định năm thứ 02 (1917) phong Kim Tinh Thần Nữ;
- Sắc Khải Định năm thứ 09 (1924)  phong Kim Tinh Thần Nữ.

Những sắc phong các vị Vua triều Nguyễn ban tặng bảo lưu tại đình Khánh Thành

 

Hàng năm, lễ hội đình làng được tổ chức vào ngày 17 tháng Hai Âm lịch mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương.

Ngoài giá trị về văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, đây còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động cách mạng của địa phương trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Với giá trị tiêu biểu trên, di tích đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ra Quyết định số 2371/QĐ-UBND, ngày 31/8/2011 xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

                                                                             Nguyễn Chí Khải

Quét mã QR để xem vị trí di tích tại đây:

                    

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá:
 

Tin khác

breaker
ĐÌNH VINH BÌNH
Đình Vinh Bình là một công trình kiến trúc còn bảo lưu được nhiều yếu tố kiến trúc gốc; đồng thời, đình còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tâm linh, nơi gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống, những sự kiện lịch sử tiêu biểu của địa phương.
ĐÌNH TÂN PHƯỚC
Đình Tân Phước được khởi dựng khoảng đầu thế kỷ XIX, do nhu cầu của cộng đồng cư dân khi đến vùng đất mới khai hoang, lập ấp. Di tích tồn tại cùng với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Khánh Hòa nói chung và người dân Vạn Ninh nói riêng.
ĐÌNH TRƯỜNG ĐÔNG
Đình Trường Đông tọa lạc ở Tổ dân phố 2 Trường Đông, phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đình Trường Đông toạ lạc trên một khu đất bằng phẳng, quay về hướng Tây Nam, lấy cửa biển Cù Huân (cửa bé) làm “Tiền án”, lưng dựa vào ngọn núi Chụt vững chãi. Đình có tổng diện tích 1.124.9 m2 gồm nhiều hạng mục công trình: Nghi môn, Đình, Lăng, miếu Tiền hiền, miếu Thiên Y, miếu Các bác….
ĐÌNH PHÚ NÔNG
Đình Phú Nông là một ngôi đình cổ của vùng đất Khánh Hòa, chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, tín ngưỡng và kiến trúc nghệ thuật. Đặc biệt là về giá trị lịch sử, nơi đây đã ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.
ĐÌNH LẬP ĐỊNH
Đình Lập Định chứa đựng nhiều giá trị tiêu biểu về kiến trúc nghệ thuật, các hình tượng được trang trí trên các cấu kiện kiến trúc khá đồng nhất về mặt kỹ thuật cũng như phong cách, thể hiện tính đặc trưng truyền thống ở Khánh Hòa như: nghệ thuật đắp nổi: “Lưỡng Long chầu nguyệt”, “Hổ Phù”, “Hổ”, hoa văn cách điệu hình rồng, nghệ thuật hội họa về tranh phong cảnh đồng bằng và biển đảo
CHÙA LONG SƠN
Chùa Long Sơn tọa lạc ở thôn Phú Cang 1, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (vào đầu triều Nguyễn là một phần đất của thôn Tiền Cang, thuộc tổng Hạ, huyện Quảng Phước, phủ Bình Hòa)[1]. Chùa được khởi dựng trước năm Thành Thái thứ 10 (1898). Xưa kia, di tích có tên là chùa Thánh Kinh, thờ Quan Thánh Đế Quân. Hiện nay, chùa Long Sơn chùa thờ Phật, Quan Thánh Đế Quân, năm vị trụ trì và Bồ tát Thích Quảng Đức.
ĐÌNH HIỀN LƯƠNG
Ngoài giá trị về lịch sử văn hóa, nghệ thuật kiến trúc, đình Hiền Lương còn bảo lưu được nhiều di vật, cổ vật có giá trị minh chứng cho quá trình tồn tại của ngôi đình như: bát bửu (16 chiếc), long đình được chạm trổ tinh xảo, chiêng trống, mõ... Đặc biệt, đình Hiền Lương còn lưu giữ ba đạo sắc phong do các vị vua triều Nguyễn ban tặng gồm:
ĐÌNH HẢI TRIỀU
Đình Hải Triều được khởi dựng do nhu cầu của cộng đồng cư dân khi đến vùng đất mới khai hoang, lập ấp. Đây là một đặc trưng truyền thống về lễ nghi, tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của người dân Khánh Hòa nói chung và người dân Vạn Ninh nói riêng.
ĐÌNH HỘI KHÁNH
Đình Hội Khánh tọa lạc trên đường Nguyễn Huệ, thuộc thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (xưa là Hội Toàn  thôn, thuộc tổng Hạ, huyện Quảng Phước, phủ Bình Hòa)[1]. Đình cách thị trấn Vạn Giã khoảng 12km về hướng Bắc.
ĐÌNH BÌNH TRUNG
Đình Bình Trung hiện nay thuộc thôn Bình Trung, xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (vào thời Nguyễn là một phần đất của Bình Sơn xã, thuộc tổng Hạ, huyện Quảng Phước, phủ Bình Hòa)[1], nằm cách thĐình Bình Trung tọa lạc trên một khu đất địa thế đẹp, không gian thoáng mát giữa khu dân cư, có diện tích 910.4m2, đình quay hướng Nam.ành phố Nha Trang 63km về hướng Bắc.