Hotline: (0258) 3813 758

NGHỆ THUẬT BÀI CHÒI TRUNG BỘ VIỆT NAM

19/10/2018 00:00        
Đọc tin

Địa điểm: 9 tỉnh/ thành phố Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

Thời gian: Chơi bài chòi thường được trình diễn mỗi dịp Xuân về.

Giá trị tiêu biểu: Nghệ thuật bài chòi là một hoạt động văn hoá quan trọng trong cộng đồng làng xã, đáp ứng nhu cầu giải trí và thưởng thức nghệ thuật của nhân dân. Các thành tố văn hóa nghệ thuật: thơ ca, âm nhạc, hội họa, ngôn ngữ, tập tục… trong nghệ thuật bài chòi được chuyển tải một cách giản dị, tự nhiên, tạo sức hấp dẫn với công chúng, trở thành sinh hoạt văn hóa thiết yếu và phổ biến khắp miền Trung. Vì thế mà sinh hoạt bài chòi trở thành môi trường thực hành và sáng tạo nghệ thuật, đồng thời cũng là nơi bảo tồn vốn văn nghệ dân gian, phong cách trình diễn và các giá trị văn hóa vùng miền.

Năm công nhận: UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2017

 

Tổng hợp tư liệu nguồn Cục Di sản Văn hóa

Tham khảo thêm tại: http://dsvh.gov.vn/nghe-thuat-bai-choi-trung-bo-viet-nam-tro-thanh-di-san-van-hoa-phi-vat-the-dai-dien-cua-nhan-loai-1535

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá:
 

Tin khác

breaker
NGHỆ THUẬT LÀM GỐM CỦA NGƯỜI CHĂM
Địa điểm: Người Chăm ở Ninh Thuận. Thời gian: Việc trao truyền được thực hiện bằng biện pháp kể chuyện và thực hành hàng ngày. Giá trị tiêu biểu: Di sản văn hóa này liên quan đến nghề thủ công truyền thống làm gốm Chăm bằng tay và sử dụng các công cụ đơn giản.
NGHỆ THUẬT XOÈ THÁI
Di sản Xòe Thái đi kèm cùng với âm nhạc của các nhạc cụ như tính tẩu, kèn loa, khèn bè, trống, chiêng, chũm chọe, pí pặp, bẳng bu, mák hính. Cộng đồng người Thái cùng nhau gánh vác trách nhiệm và có vai trò khác nhau trong việc tổ chức thực hành Xòe. Xòe Thái cởi mở cho tất cả mọi người không kể tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội, nghề nghiệp và tộc người.
HÁT XOAN
Địa điểm: tỉnh Phú Thọ. Thời gian: khởi nguồn từ hình thức hát thờ các Vua Hùng ở nước ta, trình diễn vào mùa Xuân. Giá trị tiêu biểu: Dân gian quan niệm, hát xoan do vua Hùng truyền dạy, để hát thờ tổ tông người Lạc Việt.
THỰC HÀNH THEN CỦA NGƯỜI TÀY, NÙNG, THÁI Ở VIỆT NAM
Thực hành Then ở Việt Nam tạo thành một phần cơ bản trong đời sống tinh thần của người Tày, Nùng, Thái, phản ánh mối quan hệ giữa con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ. Nghi lễ Then thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc này, từ phong tục đến nhạc cụ, múa và âm nhạc.
KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
Giá trị tiêu biểu: Cồng chiêng gắn với Tây Nguyên như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời mỗi con người và trong hầu như tất cả các sự kiện quan trọng của cộng đồng. Đó là những tín ngưỡng hình thành nên một thế giới thần bí, nơi mà những chiếc cồng chiêng là chiếc cầu nối thông linh giữa con người với thần linh và thế giới siêu nhiên.
TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG Ở PHÚ THỌ
Viêc thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có ý nghĩa thể hiện sự biết ơn đối với vị thủy tổ, giáo dục sâu sắc đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, là điểm tựa tinh thần tạo sức mạnh đoàn kết các dân tộc Việt Nam.
NHÃ NHẠC – ÂM NHẠC CUNG ĐÌNH VIỆT NAM
Đây là thể loại âm nhạc được trình diễn trong cung đình Việt Nam (thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XX), ở những cuộc tế lễ gắn với các lễ kỷ niệm, các ngày lễ tôn giáo và các sự kiện đặc biệt như: lễ đăng quang, lễ tang, lễ đón tiếp chính thức.
DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH
Quan họ là hình thức hát giao duyên, được coi là loại hình nghệ thuật cốt lõi của văn hóa vùng Kinh Bắc ngàn năm văn hiến.
HỘI GIÓNG Ở ĐỀN PHÙ ĐỔNG VÀ ĐỀN SÓC
Địa điểm: đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm và đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Thời gian: diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9/4 âm lịch tại đền Phù Đổng (Thánh sinh) và từ ngày 6 đến ngày 8 tháng Giêng tại đền Sóc (Thánh hóa). Giá trị tiêu biểu: là lễ hội truyền thống để tưởng nhớ vị thần Thánh Gióng bất tử bảo hộ mùa màng, hòa bình cho đất nước, thịnh vượng cho muôn dân
DÂN CA VÍ, GIẶM NGHỆ TĨNH
Địa điểm: hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Thời gian: được cộng đồng người Nghệ Tĩnh sáng tạo ra từ hàng trăm năm nay. Giá trị tiêu biểu: Ví, giặm là 2 lối hát dân ca không nhạc đệm được người dân sáng tạo trong lao động và đời sống thường nhật như lúc ru con, làm ruộng, chèo thuyền, quay tơ, dệt vải