Địa điểm: người Thái ở Tây Bắc.
Thời gian: Xòe được trình diễn vào dịp Tết đến xuân về, trong lễ hội, các cuộc vui, liên hoan của cộng đồng.
Giá trị tiêu biểu: Di sản Xòe Thái đi kèm cùng với âm nhạc của các nhạc cụ như tính tẩu, kèn loa, khèn bè, trống, chiêng, chũm chọe, pí pặp, bẳng bu, mák hính. Cộng đồng người Thái cùng nhau gánh vác trách nhiệm và có vai trò khác nhau trong việc tổ chức thực hành Xòe. Xòe Thái cởi mở cho tất cả mọi người không kể tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội, nghề nghiệp và tộc người. Xòe trở thành biểu tượng của lòng hiếu khách và như là một dấu ấn văn hóa quan trọng của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam.
Năm công nhận: UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2021.
Tổng hợp tư liệu nguồn Cục Di sản Văn hoá
Tham khảo thêm tại: http://dsvh.gov.vn/nghe-thuat-xoe-thai-duoc-unesco-ghi-danh-vao-danh-sach-di-san-van-hoa-phi-vat-the-dai-dien-cua-nhan-loai-3426