Địa điểm: Người Chăm ở Ninh Thuận.
Thời gian: Việc trao truyền được thực hiện bằng biện pháp kể chuyện và thực hành hàng ngày.
Giá trị tiêu biểu: Di sản văn hóa này liên quan đến nghề thủ công truyền thống làm gốm Chăm bằng tay và sử dụng các công cụ đơn giản. Di sản thu hút sự trao đổi và tương tác giữa những người thực hành nghề, các sinh hoạt xã hội và nâng cao vai trò của người phụ nữ Chăm trong xã hội hiện đại. Di sản gắn liền với nghệ thuật trình diễn dân gian, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, trong đó có các nghi lễ liên quan đến ông tổ nghề làm gốm của người Chăm. Nghề làm gốm của người Chăm góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Chăm ở Đông Nam Á.
Năm công nhận: UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2022.
Tổng hợp tư liệu nguồn Cục Di sản Văn hóa
Tham khảo thêm tại: http://dsvh.gov.vn/nghe-thuat-lam-gom-cua-nguoi-cham-duoc-unesco-ghi-danh-vao-danh-sach-di-san-van-hoa-phi-vat-the-can-bao-ve-khan-cap-22080