Hotline: (0258) 3813 758

GIÁM SÁT CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC Ở KHÁNH SƠN

01/07/2022 00:00        
Đọc tin

Sáng 2-6, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Khánh Hòa thực hiện giám sát chuyên đề công tác quản lý nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của các dân tộc trên địa bàn huyện Khánh Sơn.

Hiện nay, huyện Khánh Sơn có hơn 5.300 hộ dân tộc thiểu số với hơn 20.000 người, chiếm tỷ lệ 71,5% dân số toàn huyện, trong đó đa phần là đồng bào Raglai. Những năm qua, huyện đã có nhiều hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống thông qua việc tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ; mở các lớp truyền dạy hát kể sử thi, đánh mã la, đàn đá, tái hiện lễ hội truyền thống, học tiếng nói và chữ viết của đồng bào… Trên địa bàn huyện có 1 di sản văn hóa phi vật thể (lễ bỏ mả của đồng bào Raglai) được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; 2 di tích, danh thắng được xếp hạng cấp tỉnh. Huyện có 4 nghệ nhân được công nhận nghệ nhân ưu tú (hiện còn 3 người).

Đoàn giám sát đánh giá, huyện đã có nhiều nỗ lực trong bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn. Đoàn đề nghị huyện quan tâm nhiều hơn đến việc truyền dạy di sản văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ; có những giải pháp thiết thực đưa lễ hội vào đời sống cộng đồng dân cư…
 

Nguồn Khánh Hòa Online

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá:
 

Tin khác

breaker
GIÁM SÁT CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC Ở KHÁNH VĨNH
Hiện nay, huyện Khánh Vĩnh có 2 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh. Hàng năm, huyện tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống như: Hội diễn nghệ thuật quần chúng; liên hoan giọng hát hay các dân tộc thiểu số; giao lưu văn hóa các dân tộc; hội thi tuyên truyền di sản văn hóa…
GIÁM SÁT CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC Ở NINH HÒA
Hiện nay, toàn thị xã có 21 dân tộc thiểu số, trong đó đông nhất là dân tộc Ê đê, chủ yếu sinh sống tập trung ở 2 xã Ninh Tây và Ninh Tân. Trên địa bàn thị xã có 3 di tích cấp quốc gia, 64 di tích cấp tỉnh. Các lễ hội truyền thống của người dân vẫn còn được lưu giữ và thực hành theo định kỳ hàng năm; các loại nhạc cụ, làn điệu dân ca truyền thống, tiếng nói, chữ viết của đồng bào vẫn còn được lưu giữ.
THỰC HIỆN VIỆC KIỂM KÊ DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
Ngày 4-5, UBND tỉnh Khánh Hòa có văn bản về chủ trương tổ chức thực hiện công tác kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh năm 2022. Theo đó, UBND tỉnh thống nhất việc tổ chức thực hiện công tác kiểm kê di tích theo đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao. Giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan triển khai việc tổ chức thực hiện công tác kiểm kê di tích.
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BẢO QUẢN, TU BỔ DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo về việc tăng cường quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh theo Công văn 1083 ngày 31-3 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
NÂNG TẦM VĂN HÓA XỨ TRẦM
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch đưa ra nhiều mục tiêu, giải pháp mang tính khả thi để xây dựng, phát triển văn hóa, con người của địa phương.