Hotline: (0258) 3813 758

LỄ HỘI GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT NAM - NHẬT BẢN

07/10/2023 00:00        
Đọc tin

Tối 6-10, tại Hội quán Vịnh Nha Trang - Khu danh thắng Hòn Chồng (TP. Nha Trang) diễn ra chương trình lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản. Đến dự, có các ông: Hà Kim Ngọc - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa; Ono Masuo  - Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, địa phương trong tỉnh.

Các đại biểu tham dự Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản tại TP. Nha Trang.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Hữu Hoàng nhấn mạnh: Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản nhằm tăng thêm sự gắn kết, phổ biến nét đẹp văn hóa của hai quốc gia; tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa tỉnh Khánh Hòa với các đối tác Nhật Bản. Đây cũng là dịp để giới thiệu đặc trưng văn hóa của Khánh Hòa nói riêng, Việt Nam nói chung và văn hóa của Nhật Bản cho nhân dân Khánh Hòa, cũng như với người dân Nhật Bản đang sinh sống, làm việc tại Khánh Hòa...

Ông Lê Hữu Hoàng phát biểu tại buổi lễ.

Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản là một trong những hoạt động nhằm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (21-9-1973 - 21-9-2023). Đến với chương trình, các đại biểu và khán giả được thưởng thức những tiết mục biểu diễn nghệ thuật mang màu sắc văn hóa truyền thống của vùng đất Nha Trang - Khánh Hòa nói riêng và của Việt Nam nói chung như: Lên tháp cầu an, Bến nước tình yêu, Sắc màu đại dương, Tiếng rừng, Theo dòng huyền thoại, Kể chuyện ngày mùa… Cùng với đó là những tiết mục ca, múa, nhạc đặc trưng của đất nước Nhật Bản như: Subaru, Ai no shinkiro (Sa mạc tình yêu), Hafu mun serenade (Tình nồng), Shiawase no toki (Chỉ còn mình anh), Sayo nara (Người yêu dấu ơi)…

Các em thiếu nhi trình diễn trang phục truyền thống của “đất nước mặt trời mọc”.

Ngoài ra, còn có những màn trình diễn trang phục truyền thống Nhật Bản và Việt Nam; viết thư pháp tiếng Việt và tiếng Nhật; giao lưu dân vũ.

Dưới đây là một số hình ảnh về lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản do phóng viên Khánh Hòa Online ghi lại:

Tiết mục Bến nước tình yêu do các diễn viên múa Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng biểu diễn.

Các đại biểu xem trình diễn viết thư pháp.

Ông Lê Hữu Hoàng tặng ông Ono Masuo bức thư pháp được viết bằng tiếng Việt và tiếng Nhật.

Ca khúc Mirai e do các bạn người Nhật biểu diễn.

Màn múa dân vũ sôi động do tập thể Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng, cùng những người bạn Nhật Bản biểu diễn.

Các đại biểu cũng tham gia vào tiết mục dân vũ.

Ông Ono Masuno tham gia tiết mục nhảy sạp truyền thống của người dân Việt Nam.

Những người bạn Nhật Bản cũng rất thích tiết mục nhảy sạp.

Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản.

Theo Báo Khánh Hòa

Xem thông tin gốc bài viết: Tại đây

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá: 4
 

Tin khác

breaker
NGHIỆM THU BIA LƯU NIỆM CĂN CỨ CÁCH MẠNG HÒN DỮ
Thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 13/9/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Khánh Hoà về tăng cường bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hoá, bên cạnh việc lập hồ sơ xếp hạng và cắm mốc xác định các khu vực bảo vệ di tích chưa xếp hạng đối với các căn cứ cách mạng của Tỉnh ủy qua 02 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa thực hiện kế hoạch dựng bia giới thiệu di tích và thường xuyên tu bổ, tôn tạo các di tích đã được xếp hạng.
HUYỆN KHÁNH SƠN ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH CẤP TỈNH "DI TÍCH KHẢO CỔ ĐỊA ĐIỂM DỐC GẠO"
Ngày 06/6/2024, UBND huyện Khánh Sơn tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch - sử văn hóa cấp tỉnh: Di tích khảo cổ Địa điểm Dốc Gạo tại thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn.
NGHIỆM THU, BÀN GIAO VÀ ĐƯA VÀO SỬ DỤNG DỰ ÁN TU BỔ DI TÍCH ĐÌNH MỸ THANH
Chiều ngày 29/3/2024, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa phối hợp với địa phương và các cơ quan, ban ngành liên quan tiến hành nghiệm thu để bàn giao và đưa vào sử dụng dự án tu bổ di tích đình Mỹ Thanh.
NGHIỆM THU, BÀN GIAO VÀ ĐƯA VÀO SỬ DỤNG DỰ ÁN TU BỔ DI TÍCH ĐÌNH QUANG ĐÔNG
Sau thời gian thi công thực hiện, chiều ngày 15/01/2024, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa phối hợp với địa phương và các cơ quan, ban ngành liên quan tiến hành nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng dự án tu bổ di tích đình Quang Đông ở thôn Quang Đông, xã Ninh Đông, thị xã Ninh Hòa.
NGHIỆM THU, BÀN GIAO CÁC CÔNG TRÌNH TU BỔ DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
Năm 2023, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa, các đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát và chính quyền địa phương có liên quan tổ chức nghiệm thu, bàn giao cho địa phương và đưa vào sử dụng 04 công trình tu bổ di tích, gồm: đền Hùng Vương (phường Tân Lập, thành phố Nha Trang), Trụ sở Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Ba Ngòi (phường Cam Linh, thành phố Cam Ranh), đình Trà Long (phường Ba Ngòi, thành phố Cam Ranh) và đình Lập Định (xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm).
SỐ HÓA DI SẢN VĂN HÓA
Việc số hóa các di tích, di sản văn hóa trong thời gian qua đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông, giới thiệu về các địa chỉ, di tích lịch sử, văn hóa. Nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động này, mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình số hóa di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.
TRUNG TÂM BẢO TỒN DI TÍCH TỈNH KHÁNH HÒA: GIỚI THIỆU HÌNH ẢNH VỀ DI TÍCH, DANH THẮNG KHÁNH HÒA
Nằm trong chương trình Festival Biển 2023, từ ngày 2 đến 10-6, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh thực hiện trưng bày giới thiệu hình ảnh về di tích, danh thắng Khánh Hòa tại khu vực phía trước Hội quán vịnh Nha Trang (thuộc danh thắng Hòn Chồng - Hòn Đỏ).
GIÁM SÁT CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC Ở KHÁNH SƠN
Sáng 2-6, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Khánh Hòa thực hiện giám sát chuyên đề công tác quản lý nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của các dân tộc trên địa bàn huyện Khánh Sơn.
GIÁM SÁT CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC Ở KHÁNH VĨNH
Hiện nay, huyện Khánh Vĩnh có 2 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh. Hàng năm, huyện tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống như: Hội diễn nghệ thuật quần chúng; liên hoan giọng hát hay các dân tộc thiểu số; giao lưu văn hóa các dân tộc; hội thi tuyên truyền di sản văn hóa…
GIÁM SÁT CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC Ở NINH HÒA
Hiện nay, toàn thị xã có 21 dân tộc thiểu số, trong đó đông nhất là dân tộc Ê đê, chủ yếu sinh sống tập trung ở 2 xã Ninh Tây và Ninh Tân. Trên địa bàn thị xã có 3 di tích cấp quốc gia, 64 di tích cấp tỉnh. Các lễ hội truyền thống của người dân vẫn còn được lưu giữ và thực hành theo định kỳ hàng năm; các loại nhạc cụ, làn điệu dân ca truyền thống, tiếng nói, chữ viết của đồng bào vẫn còn được lưu giữ.