Hotline: (0258) 3813 758

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BẢO QUẢN, TU BỔ DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

18/04/2022 00:00        
Đọc tin

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo về việc tăng cường quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh theo Công văn 1083 ngày 31-3 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Theo đó, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý được phân công triển khai thực hiện Công văn 1083; Sở Văn hóa và Thể thao phổ biến Công văn 1083, đồng thời chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức thực hiện các nội dung thuộc thẩm quyền, kịp thời tham mưu UBND tỉnh các nội dung liên quan theo quy định.

Theo Công văn 1083, thời gian gần đây, một số địa phương có hiện tượng tu bổ, tôn tạo, xây dựng công trình phát huy giá trị di tích không đúng quy định. Do đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm các mục tiêu, giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa theo Quyết định số 1230 ngày 15-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025; thực hiện nghiêm Luật Di sản văn hóa, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Di sản văn hóa và các quy định về đầu tư, xây dựng khi triển khai các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (bất kể các dự án được triển khai bằng nguồn vốn đầu tư nào); tăng cường phát huy vai trò giám sát của cộng đồng để kịp thời phát hiện, điều chỉnh những sai sót có thể xảy ra trong quá trình triển khai các dự án tu bổ di tích, tránh để xảy ra sai phạm sau đó mới xử lý nhằm bảo vệ tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích, kể cả đối với những di tích chưa được xếp hạng; thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích cho các cán bộ cấp huyện, xã có liên quan và người trực tiếp trông coi di tích, cũng như đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra trong hoạt động này, kiên quyết xử lý các vụ việc vi phạm làm ảnh hưởng tới giá trị di tích; tổ chức tuyên truyền rộng rãi về giá trị của di tích, lý do bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và công khai nội dung dự án tu bổ di tích trước khi triển khai để nhân dân được biết, tham gia, đóng góp ý kiến. Khi hoàn thành dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cần có hình thức thích hợp để giới thiệu giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật của di tích...


 

Nguồn Khánh Hòa Online

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá: 1
 

Tin khác

breaker
TRUNG TÂM BẢO TỒN DI TÍCH TỈNH KHÁNH HÒA: GIỚI THIỆU HÌNH ẢNH VỀ DI TÍCH, DANH THẮNG KHÁNH HÒA
Nằm trong chương trình Festival Biển 2023, từ ngày 2 đến 10-6, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh thực hiện trưng bày giới thiệu hình ảnh về di tích, danh thắng Khánh Hòa tại khu vực phía trước Hội quán vịnh Nha Trang (thuộc danh thắng Hòn Chồng - Hòn Đỏ).
GIÁM SÁT CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC Ở KHÁNH SƠN
Sáng 2-6, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Khánh Hòa thực hiện giám sát chuyên đề công tác quản lý nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của các dân tộc trên địa bàn huyện Khánh Sơn.
GIÁM SÁT CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC Ở KHÁNH VĨNH
Hiện nay, huyện Khánh Vĩnh có 2 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh. Hàng năm, huyện tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống như: Hội diễn nghệ thuật quần chúng; liên hoan giọng hát hay các dân tộc thiểu số; giao lưu văn hóa các dân tộc; hội thi tuyên truyền di sản văn hóa…
GIÁM SÁT CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC Ở NINH HÒA
Hiện nay, toàn thị xã có 21 dân tộc thiểu số, trong đó đông nhất là dân tộc Ê đê, chủ yếu sinh sống tập trung ở 2 xã Ninh Tây và Ninh Tân. Trên địa bàn thị xã có 3 di tích cấp quốc gia, 64 di tích cấp tỉnh. Các lễ hội truyền thống của người dân vẫn còn được lưu giữ và thực hành theo định kỳ hàng năm; các loại nhạc cụ, làn điệu dân ca truyền thống, tiếng nói, chữ viết của đồng bào vẫn còn được lưu giữ.
THỰC HIỆN VIỆC KIỂM KÊ DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
Ngày 4-5, UBND tỉnh Khánh Hòa có văn bản về chủ trương tổ chức thực hiện công tác kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh năm 2022. Theo đó, UBND tỉnh thống nhất việc tổ chức thực hiện công tác kiểm kê di tích theo đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao. Giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan triển khai việc tổ chức thực hiện công tác kiểm kê di tích.
NÂNG TẦM VĂN HÓA XỨ TRẦM
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch đưa ra nhiều mục tiêu, giải pháp mang tính khả thi để xây dựng, phát triển văn hóa, con người của địa phương.
TRUNG TÂM BẢO TỒN DI TÍCH TỈNH: ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO XÂY DỰNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC , XÂY DỰNG CƠ QUAN “AN TOÀN VỀ AN NINH TRẬT TỰ”
Những năm qua, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh rất quan tâm đẩy mạnh thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ), xây dựng cơ quan “An toàn về an ninh trật tự (ANTT)”, xây dựng lực lượng bảo vệ chuyên trách, góp phần nâng cao chất lượng bảo tồn các di tích.
TỔ CHỨC HỘI THẢO VỀ BÌNH TÂY ĐẠI TƯỚNG TRỊNH PHONG TRONG THÁNG 7
Sở Văn hóa và Thể thao vừa ban hành Kế hoạch tổ chức hội thảo khoa học: Bình Tây Đại tướng Trịnh Phong - Lãnh tụ phong trào Cần Vương trên quê hương Khánh Hòa.
KHÁNH SƠN: ĐỂ CÁC DI TÍCH CÁCH MẠNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ
Được hình thành trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, căn cứ cách mạng Tô Hạp (huyện Khánh Sơn) mang nhiều giá trị lịch sử to lớn. Điều đáng tiếc là việc phát huy những giá trị này trong cuộc sống hôm nay vẫn chưa xứng tầm.
KHẢO SÁT 3 ĐỊA ĐIỂM DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG Ở KHÁNH SƠN
Ngày 22-3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa thực hiện chuyến khảo sát thực tế di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn huyện Khánh Sơn. Tham gia đoàn khảo sát còn có đại diện Sở Văn hóa và Thể thao, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Huyện ủy Khánh Sơn, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh.