Hotline: (0258) 3813 758

CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN ĐẶC BIỆT "TRĂNG SOI DÁNG THÁP" TẠI DI TÍCH THÁP BÀ PONAGAR

28/12/2023 00:00        
Đọc tin

Nhằm cụ thể hóa, triển khai Đề án phát triển kinh tế ban đêm đã được UBND tỉnh ban hành, tối 27-12 (nhằm ngày 15-11 Âm lịch), tại khu di tích cấp quốc gia Tháp Bà Ponagar, Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa tổ chức chương trình tham quan đặc biệt với chủ đề “Trăng soi dáng tháp”. Đến dự có ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành; đại diện hiệp hội, doanh nghiệp du lịch; cùng đông đảo người dân, du khách.

Chương trình “Trăng soi dáng tháp” diễn ra trong vòng 60 phút đã đưa đại biểu và khách tham quan tham gia vào hoạt động dâng hương, dâng hoa, lễ Mẫu trang nghiêm, thành kính của khách hành hương viếng Mẫu; nghe giới thiệu về những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật độc đáo của quần thể di tích Tháp Bà Ponagar; chương trình được thiết kế với hình thức biểu diễn bán thực cảnh, nhằm tuyên truyền, quảng bá đến du khách các giá trị văn hóa đến cộng đồng . Tại khu vực Mandapa đại biểu và khách tham quan được nghe giới thiệu về vùng đất Khánh Hòa với giá trị di sản tháp cổ Ponagar, được hòa mình vào với không gian linh thiêng tín ngưỡng của đoàn thực hành tín ngưỡng, tâm linh; theo đoàn tín ngưỡng lên trên, chào đón đoàn là tiết mục “Vũ điệu apsara” do các diễn viên của Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng biểu diễn, đây là điệu múa độc đáo nhất của nghệ thuật múa Chăm. Quay trở lại với những giá trị tâm linh và thành kính tri ân công đức của Bà Mẹ xứ sở là hành trình tiếp theo của chương trình, trải nghiệm thực hành dệt thổ cẩm với các sản phẩm nghề dệt truyền thống Mỹ Nghiệp cũng đưa lại nhiều hứng thú và khám phá đặc sắc của đại biểu cũng như khách tham quan trong lộ trình đêm diễn.

Tiếp nối Chương trình với tiết mục múa hát “Bà về ngự chốn non tiên” và “Lên tháp cầu an” dưới không gian tháp cổ linh thiêng, sự hòa quyện của âm thanh, ánh sáng, diễn xuất cùng với hương trà, khói trầm tỏa ngát không gian tháp là màn trình diễn đặc sắc, linh thiêng. Các nghệ sỹ, diễn viên của Đoàn Ca múa nhạc Hải đăng kết hợp với đội văn nghệ Chăm của Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh biểu diễn các tiết mục ca múa nhạc đặc sắc mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm – Việt như: bến nước tình yêu, múa quạt dân gian, hòa tấu nhạc cụ truyền thống..., được trải nghiệm các loại nhạc cụ dân tộc độc đáo của đồng bào Chăm, thực hành các điệu múa Chăm. Cuối chương trình là phần giao lưu của các cấp Lãnh đạo, các ban ngành, đoàn thể với các nghệ nhân Chăm, nghệ sỹ và du khách, nhân dân là tiết mục cuối cùng, tất cả hòa mình trong không gian linh thiêng xứ Trầm, được nhảy và múa các vũ điệu của người Chăm với tiếng kèn dìu dặt Saranai, tiếng trống êm đềm Ghi năng, âm thanh sôi động, cuốn  hút, mời gọi người xem của trống Paranưng đã thể hiện đêm diễn thành công và ấn tượng; đại biểu và khách tham quan được hòa mình vào với không gian linh thiêng tín ngưỡng của đoàn thực hành tín ngưỡng, tâm linh của hai dân tộc Chăm và Việt, về với chương trình “Trăng soi dáng tháp” để cảm nhận hồn Chăm nơi tháp cổ…

Một số hình ảnh tại chương trình:

Nguồn: Nhân Tâm

Thuý Hằng

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá: 2
 

Tin khác

breaker
TRẢI NGHIỆM SẮC MÀU VĂN HÓA MỚI TẠI THÁP BÀ PONAGAR
Sau thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng, tối 4-8 (mùng 1-7 âm lịch), tại di tích Tháp Bà Ponagar, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh sẽ chính thức ra mắt chương trình tham quan, trải nghiệm dưới hình thức sân khấu hóa bán thực cảnh mang tên “Linh thiêng xứ Trầm”. Cùng với đó, chương trình “Trăng soi dáng tháp” sẽ được diễn ra vào tối 15 âm lịch hàng tháng, hứa hẹn mang đến những màu sắc văn hóa và trải nghiệm mới dành cho du khách muốn tìm hiểu, khám phá di tích Tháp Bà Ponagar về đêm.
DẤU ẤN CÁCH MẠNG DƯỚI MÁI TRƯỜNG XƯA
Vào những năm đầu thế kỷ XX, Trường Tiểu học Pháp - Việt ở Nha Trang và Ninh Hòa đã trở thành cơ sở để các thầy giáo - nhà cách mạng Hà Huy Tập, Ngô Đức Diễn truyền bá tư tưởng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin, dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cơ sở đảng trên đất Khánh Hòa. Đến nay, những ngôi trường có lịch sử trăm năm ấy không chỉ đi vào sử sách mà còn trở thành địa chỉ đỏ để giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay.
ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN - BIỂU TƯỢNG SÁNG NGỜI CỦA CHỦ NGHĨA ANH HÙNG CÁCH MẠNG
I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN 1.  Sự ra đời Đường Hồ Chí Minh trên biển Sau năm 1954, với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, các thế lực cầm quyền của đế quốc Mỹ và tay sai đã ngang nhiên xóa bỏ Hiệp định Giơ-ne-vơ, đưa quân xâm lược, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự, làm bàn đạp tấn công miền Bắc. Trước tình hình đó, Đảng ta đã xác định, con đường giải phóng miền Nam là con đường cách mạng bạo lực và đề ra chủ trương, nhanh chóng tổ chức chi viện sức người, sức của, vũ khí từ miền Bắc xã hội chủ nghĩa cho chiến trường miền Nam.
THÁP BÀ PONAGAR QUA MỘC BẢN TRIỀU NGUYỄN
Hình thành từ khoảng thế kỷ VIII-XIII, di tích Tháp Bà Ponagar đã được thể hiện trong nhiều tài liệu quý. Trong Mộc bản triều Nguyễn, câu chuyện về Tháp Bà Ponagar được khắc lại một cách chi tiết, cụ thể. Theo bà Cao Thị Quang - công tác tại Phòng Tài liệu Mộc bản (thuộc Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV - TP. Đà Lạt), hiện tại, đơn vị đang lưu giữ khối tài liệu quý hiếm Mộc bản triều Nguyễn. Trong bản khắc của sách Đại Nam nhất thống chí, quyển 11, mặt 18 có ghi chép truyền thuyết về Tháp Bà Ponagar.
THÁP BÀ PONAGAR: NƠI DUY NHẤT ĐƯA MÚA CHĂM RA THẾ GIỚI
Không ít du khách nước ngoài, đã xuýt xoa, trầm trồ ngợi khen trước các vũ điệu uyển chuyển, nhịp nhàng của các thiếu nữ Chăm dưới chân tháp bà Ponagar Nha Trang.