Hotline: (0258) 3813 758

THÁP BÀ PONAGAR QUA MỘC BẢN TRIỀU NGUYỄN

11/10/2018 00:00        
Đọc tin

Hình thành từ khoảng thế kỷ VIII-XIII, di tích Tháp Bà Ponagar đã được thể hiện trong nhiều tài liệu quý. Trong Mộc bản triều Nguyễn, câu chuyện về Tháp Bà Ponagar được khắc lại một cách chi tiết, cụ thể.

Theo bà Cao Thị Quang - công tác tại Phòng Tài liệu Mộc bản (thuộc Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV - TP. Đà Lạt), hiện tại, đơn vị đang lưu giữ khối tài liệu quý hiếm Mộc bản triều Nguyễn. Trong bản khắc của sách Đại Nam nhất thống chí, quyển 11, mặt 18 có ghi chép truyền thuyết về Tháp Bà Ponagar. Nội dung của những bản khắc đó chính là câu chuyện vẫn được lưu truyền trong dân gian qua bao đời nay. Ở đó, Tháp Bà Ponagar được gọi tên là Tháp cổ Thiên Y với những chỉ dẫn như sau: “Tháp cổ Thiên Y ở xã Cù Lao thuộc huyện Vĩnh Xương. Trên đỉnh núi có hai cây tháp, tháp phía tả cao 6 trượng, thờ tượng đá Thiên Y A Na Diễn Phi; tháp bên hữu cao 2 trượng thờ Bắc Hải thái tử. Tương truyền Thiên Y tiên nữ, trước giáng sinh ở núi Đại Điền…”.  Trong Mộc bản triều Nguyễn cũng nói rõ cách xưng tụng của người Chiêm Thành xưa đối với bà là Thiên Y A Na Diễn Bà Chúa Ngọc thánh bà. Các đời vua triều Nguyễn cũng đã phong tặng bà danh hiệu Hồng Nhân Phổ Tế linh ứng Thượng đẳng thần. “Tháp Bà Ponagar là một trong ít các di tích được ghi khắc một cách cụ thể, trọn vẹn trong Mộc bản triều Nguyễn. Đó là minh chứng cho những giá trị văn hóa, tâm linh của quần thể di tích này trong chiều  dài lịch sử dân tộc”, bà Cao Thị Quang cho biết.

Ông Hoàng Quý - Trưởng phòng Nghiệp vụ Bảo tồn di tích (thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh) cho rằng, việc lưu giữ được bản khắc sách Đại Nam nhất thống chí nói về truyền thuyết, lịch sử, hình ảnh di tích thực sự rất có ý nghĩa đối với công tác giữ gìn, phát huy giá trị di tích. Đây là nguồn tài liệu quý hiếm thể hiện cái nhìn của người xưa về tín ngưỡng tâm linh của người dân. Trong thực tế, câu chuyện về Thiên Y A Na về quần thể di tích Tháp Bà Ponagar lâu nay cũng đã được biết đến qua các tài liệu cổ như: sắc phong, bia ký… Thời gian tới, đơn vị sẽ liên hệ với Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV để có thể thực hiện thủ tục sao chép hình ảnh những bản khắc này nhằm phục vụ cho công tác trưng bày, giới thiệu với du khách.

Truyền thuyết về Tháp Bà Ponagar được ghi chép trong Mộc bản triều Nguyễn.

  Truyền thuyết về Tháp Bà Ponagar được ghi chép trong Mộc bản triều Nguyễn

Có thể thấy nguồn thông tin về di tích cấp quốc gia Tháp Bà Ponagar trong Mộc bản triều Nguyễn không có nhiều điểm mới, khác biệt so với những tài liệu đã biết trước đây. Tuy nhiên, với việc trong khối Mộc bản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới vẫn còn lưu những bản khắc về Thiên Y A Na, về Tháp Bà Ponagar là điều rất đáng mừng. Qua đây, mọi người có dịp hiểu hơn về những giá trị đã được tạo dựng từ hàng trăm, hàng nghìn năm trước.

Nguồn Khánh Hòa Online  

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá: 1
 

Tin khác

breaker
CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN ĐẶC BIỆT "TRĂNG SOI DÁNG THÁP" TẠI DI TÍCH THÁP BÀ PONAGAR
Nhằm cụ thể hóa, triển khai Đề án phát triển kinh tế ban đêm đã được UBND tỉnh ban hành, tối 27-12 (nhằm ngày 15-11 Âm lịch), tại khu di tích cấp quốc gia Tháp Bà Ponagar, Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa tổ chức chương trình tham quan đặc biệt với chủ đề “Trăng soi dáng tháp”. Đến dự có ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành; đại diện hiệp hội, doanh nghiệp du lịch; cùng đông đảo người dân, du khách.
DẤU ẤN CÁCH MẠNG DƯỚI MÁI TRƯỜNG XƯA
Vào những năm đầu thế kỷ XX, Trường Tiểu học Pháp - Việt ở Nha Trang và Ninh Hòa đã trở thành cơ sở để các thầy giáo - nhà cách mạng Hà Huy Tập, Ngô Đức Diễn truyền bá tư tưởng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin, dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cơ sở đảng trên đất Khánh Hòa. Đến nay, những ngôi trường có lịch sử trăm năm ấy không chỉ đi vào sử sách mà còn trở thành địa chỉ đỏ để giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay.
ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN - BIỂU TƯỢNG SÁNG NGỜI CỦA CHỦ NGHĨA ANH HÙNG CÁCH MẠNG
I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN 1.  Sự ra đời Đường Hồ Chí Minh trên biển Sau năm 1954, với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, các thế lực cầm quyền của đế quốc Mỹ và tay sai đã ngang nhiên xóa bỏ Hiệp định Giơ-ne-vơ, đưa quân xâm lược, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự, làm bàn đạp tấn công miền Bắc. Trước tình hình đó, Đảng ta đã xác định, con đường giải phóng miền Nam là con đường cách mạng bạo lực và đề ra chủ trương, nhanh chóng tổ chức chi viện sức người, sức của, vũ khí từ miền Bắc xã hội chủ nghĩa cho chiến trường miền Nam.
THÁP BÀ PONAGAR: NƠI DUY NHẤT ĐƯA MÚA CHĂM RA THẾ GIỚI
Không ít du khách nước ngoài, đã xuýt xoa, trầm trồ ngợi khen trước các vũ điệu uyển chuyển, nhịp nhàng của các thiếu nữ Chăm dưới chân tháp bà Ponagar Nha Trang.