Hotline: (0258) 3813 758

THỰC HÀNH TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TAM PHỦ CỦA NGƯỜI VIỆT

17/10/2018 00:00        
Đọc tin

thực-hành-tín-ngưỡng-thờ-mẫu

Địa điểm: Phân bố ở nhiều địa phương trong cả nước, nhiều nhất là Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nam Định được coi là một trong những địa phương có các trung tâm thờ thánh Mẫu Liễu Hạnh tiêu biểu.

Thời gian: diễn ra từ ngày mồng 3 đến ngày 10 tháng Ba âm lịch

Giá trị tiêu biểu: Di sản đã và đang góp phần quan trọng vào việc tạo ra sợi dây tinh thần liên kết các cộng đồng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Bộ phận cấu thành của di sản góp phần vào khả năng thực hành di sản nói chung và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nó ở các cấp độ khác nhau; đưa ra được những điểm tương đồng văn hóa giữa các cộng đồng và các nhóm người tham gia vào việc thờ Mẫu như là biểu tượng của lòng từ bi và độ lượng, cùng với đó là sự kết hợp của Đạo giáo, Phật giáo và các tôn giáo khác. Thờ cúng Thánh Mẫu, biểu tượng người mẹ tối linh góp phần đề cao giá trị, vai trò của người phụ nữ trong đời sống gia đình và xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó, thực hành lễ hội, lên đồng, hát văn với những yếu tố văn hóa nghệ thuật dân gian như trang phục, âm nhạc, múa… gắn với tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ, cũng là một phương thức lưu giữ lịch sử, di sản và bản sắc văn hóa của người Việt.

Năm công nhận: UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016.

 

Tổng hợp tư liệu nguồn Cục Di sản Văn hóa

Tham khảo thêm tại: http://dsvh.gov.vn/thuc-hanh-tin-nguong-tho-mau-tam-phu-cua-nguoi-viet-tro-thanh-di-san-van-hoa-phi-vat-the-dai-dien-cua-nhan-loai-1536

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá:
 

Tin khác

breaker
DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH
Quan họ là hình thức hát giao duyên, được coi là loại hình nghệ thuật cốt lõi của văn hóa vùng Kinh Bắc ngàn năm văn hiến.
HỘI GIÓNG Ở ĐỀN PHÙ ĐỔNG VÀ ĐỀN SÓC
Địa điểm: đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm và đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Thời gian: diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9/4 âm lịch tại đền Phù Đổng (Thánh sinh) và từ ngày 6 đến ngày 8 tháng Giêng tại đền Sóc (Thánh hóa). Giá trị tiêu biểu: là lễ hội truyền thống để tưởng nhớ vị thần Thánh Gióng bất tử bảo hộ mùa màng, hòa bình cho đất nước, thịnh vượng cho muôn dân
DÂN CA VÍ, GIẶM NGHỆ TĨNH
Địa điểm: hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Thời gian: được cộng đồng người Nghệ Tĩnh sáng tạo ra từ hàng trăm năm nay. Giá trị tiêu biểu: Ví, giặm là 2 lối hát dân ca không nhạc đệm được người dân sáng tạo trong lao động và đời sống thường nhật như lúc ru con, làm ruộng, chèo thuyền, quay tơ, dệt vải
NGHI LỄ VÀ TRÒ CHƠI KÉO CO Ở VIỆT NAM, CAMPUCHIA, HÀN QUỐC, PHILIPPINES
Địa điểm: Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc và Philippines. Thời gian: được hình thành từ nền văn minh lúa nước. Giá trị tiêu biểu: Nghi lễ và trò chơi kéo co được thực hành rộng rãi trong văn hóa trồng lúa ở Đông và Đông Nam Á.
CA TRÙ
Là loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam; gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng, triết lý sống của người Việt. Từ ca trù, thể thơ hát nói độc đáo ra đời và có vị trí sáng giá trong dòng văn học chữ Nôm của dân tộc.