Hotline: (0258) 3813 758

THƠ VĂN TRÊN KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ

22/10/2018 00:00        
Đọc tin

thơ-văn-kiến-trúc-cung-đình-Huế

Địa điểm: tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Thời gian: Phần lớn thơ văn được trang trí "nhất thi nhất họa" và "nhất tự nhất họa" được hình thành trên các công trình kiến trúc được xây dựng dưới thời vua Nguyễn (1802-1945).
Giá trị tiêu biểu: Di sản tư liệu hệ thống di sản thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế có tính xác thực, có giá trị rất độc đáo và không thể thay thế. Di sản đã tạo ra sự ảnh hưởng lớn đến một giai đoạn phát triển lịch sử mỹ thuật kiến trúc trang trí của Việt Nam. Đây là một di sản tư liệu chân xác hàm chứa một nội dung giá trị được lưu giữ bằng những tác phẩm nghệ thuật vô giá: những bức tranh, những bức thư pháp được các nghệ nhân tài hoa chạm khảm trên một loại gỗ quý và bền như sắt thép (lim: thiết mộc) để trang hoàng làm tôn vinh giá trị của các công trình kiến trúc cung đình Huế.
Năm công nhận: UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á -Thái Bình Dương năm 2016.

 

Tổng hợp tư liệu nguồn Cục Di sản Văn hóa

Tham khảo thêm tại: http://dsvh.gov.vn/tho-van-tren-kien-truc-cung-dinh-hue-1249

Bài viết được đánh giá:
Tổng số đánh giá:
 

Tin khác

breaker
HOÀNG HOA SỨ TRÌNH ĐỒ ( HÀNH TRÌNH ĐI SỨ TRUNG HOA)
Địa điểm: xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Thời gian: Do Chánh sứ Nguyễn Huy Oánh soạn năm 1765 - 1768. Giá trị tiêu biểu: Bản sao duy nhất Hành trình đi sứ Trung Hoa là tập tư liệu độc đáo hiện còn lưu giữ, tổng hợp đầy đủ về hành trình đi sứ Trung Hoa có giá trị nhiều mặt: từ địa lý học đến sử học
MỘC BẢN TRIỀU NGUYỄN
Địa điểm: tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thời gian thực hiện: thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, sử dụng phổ biến dưới triều Nguyễn. Giá trị tiêu biểu: Đây là 34.555 bản khắc mộc bản được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách chữ Hán Nôm; bản in sách cổ đã giúp lưu lại những tác phẩm chính văn, chính sử do triều Nguyễn biên soạn.
MỘC BẢN CHÙA VĨNH NGHIÊM
Địa điểm: chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Thời gian hình thành: cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Giá trị tiêu biểu: kho mộc bản (ván khắc được san khắc tại chùa) còn lưu giữ hiện nay được 34 đầu sách với gần 3000 bản khắc
BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ TẠI VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM (HÀ NỘI )
Địa điểm: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Thủ đô Hà Nội. Thời gian: đề danh, tôn vinh các trí thức Nho học đỗ đạt từ năm 1442 đến năm 1779. Giá trị tiêu biểu: Văn Miếu hiện đang lưu giữ 82 tấm bia đá có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và nghệ thuật đặc sắc
CHÂU BẢN TRIỀU NGUYỄN
Địa điểm: Trung tâm lưu trữ quốc gia I (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Thời gian: hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước của triều Nguyễn (1802 - 1945). Giá trị tiêu biểu: là loại hình tài liệu Hán – Nôm với 773 tập tương đương khoảng 85.000 văn bản.
MỘC BẢN TRƯỜNG HỌC PHÚC GIANG
Địa điểm: huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Thời gian: thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX. Giá trị tiêu biểu: Là khối mộc bản duy nhất, cổ nhất về giáo dục, văn hóa của một dòng họ còn lưu giữ được ở Việt Nam.